Viêm não Nhật Bản trẻ sơ sinh – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ

Viêm não Nhật Bản trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ.

Viêm não Nhật Bản trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, có 10 đến 30% tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh bị tử vong.

Viêm não Nhật Bản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm não Nhật Bản hay được gọi là viêm não B, đây là căn bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Viêm não Nhật Bản do một loại virus thường ký sinh ở chim, lợn gây nên, và muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Muỗi hút máu của các loài vật bị nhiễm bệnh, sau đó truyền bệnh sang người khi chúng đốt người. Viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào các mùa trong năm, tuy nhiên giai đoạn cao điểm của bệnh thường rơi vào tháng 5 đến tháng 7, vì mùa nắng nóng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để virus và muỗi phát sinh.

Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, có khoảng 10 – 30% tỷ lệ người nhiễm bệnh tử vong, 50% người bệnh có di chứng nặng về thần kinh và tâm thần. Thông thường tử vong sẽ rơi vào 7 ngày đầu khi trẻ có biểu hiện hôn mê sâu, co giật, hành não bị tổn thương dẫn đến rối loạn hô hấp,… Trẻ tử vong trong giai đoạn sau là do các biến chứng viêm phổi, kiệt sức,…

Bệnh viêm não Nhật Bản đáng sợ với trẻ sơ sinh thế nào?

Cứ 10 trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản có 3 trẻ tử vong.

Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn chưa rõ về căn bệnh viêm não Nhật Bản có mức độ nguy hiểm như thế nào cũng như chưa biết muỗi chính là con đường lây bệnh chủ yếu nên không đề phòng bệnh từ sớm cho trẻ. Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản trẻ sơ sinh thường khá mơ hồ với các biểu hiện như nôn ói, quấy khóc nhiều, thóp phồng,… Vậy nên, các bậc cha mẹ thường chủ quan và cho đây là dấu hiệu của những bệnh lý khác.

Nếu bệnh đang vào mùa, bé bị muỗi mang mầm bệnh đốt trong khi cơ thể chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản thì nguy cơ bị liệt, không nói được, giọng nói ngọng hoặc những rối loạn về vận động sẽ xảy ra cao hơn ở các bé. Theo thống kê, cứ 10 trẻ mắc bệnh thì có 3 trẻ tử vong. Điều này cho thấy hậu quả đáng sợ mà căn bệnh này đem lại với trẻ sơ sinh là cướp đi tính mạng của bé. Hoặc, nhẹ hơn là những di chứng sớm như viêm phổi, viêm phế quản và một số di chứng muộn sau này như động kinh, bệnh Parkinson.

Chủ động giúp bé phòng bệnh

Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị cho bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin là cách duy nhất giúp bé phòng bệnh. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho các bé dưới 15 tuổi.

Trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu, lịch tiêm phòng như sau:

  • Mũi 1: được tiêm khi trẻ 1 tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi thứ 1 sau 7 – 14 ngày.
  • Mũi 3: cách mũi 2 một năm.

Tiêm 1 mũi không thể phòng bệnh, tiêm 2 mũi đạt hiệu quả 80% và tiêm đủ 3 mũi sẽ đạt 90 – 95% và có được hệ miễn dịch trong vòng 3 năm. Do vậy, cha mẹ nên cách 3 – 4 năm thì đưa bé đi tiêm phòng nhắc lại đến khi bé bước qua tuổi 15.

Tiêm vắc xin là cách duy nhất giúp bé phòng bệnh.

Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, cha mẹ cần:

  • Thường xuyên diệt mũi.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, đảm bảo nơi ở của bé được sạch sẽ.
  • Cho bé ngủ màn, không để con tiếp xúc với chuồng gia súc.

Các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản trẻ sơ sinh thường không rõ ràng và hay bị bố mẹ bỏ qua. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện muộn gây khó khăn trong việc điều trị dẫn đến những việc tiếc xảy ra. Vậy nên, bố mẹ cần đưa trẻ tiêm phòng đầy đủ để giúp bé phòng bệnh. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bé, bố mẹ nên chú ý quan sát trẻ và đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy những bất thường về sức khỏe của trẻ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *