1. Tổng quan bệnh Viêm tủy xương
Viêm tủy xương hay cốt tủy viêm là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mãn tính ở xương bao gồm tủy xương hay mô mềm quanh xương. Thường do tụ cầu vàng gây bệnh hay liên cầu trùng tạo máu. Những vi khuẩn này vào đường máu trước khi tập trung vào xương đó thực chất của viêm xương tủy xương đường máu trước tiên là một nhiễm trùng máu. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi bị gãy xương, nhọt, vết ăn trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hay bất kì bệnh nhiễm trùng nào.
Bệnh có thể diễn biến nhanh chóng và vô cùng đau đớn tuy nhiên bệnh có thể diễn biến từ từ và ít đau hơn.
Viêm tủy xương là bệnh lý ở hệ xương do vi khuẩn xâm nhập vào máu đi đến xương gây ra tình trạng viêm tại xương vì vậy không chỉ có biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ mà còn có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Về mặt giải phẫu bệnh biểu hiện 2 quá trình phá hủy xương và bồi đắp xương song song phát triển.
Viêm tủy xương cấp biểu hiện cấp tính với các triệu chứng rầm rộ. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể phát triển thành viêm tủy xương mạn tính, bệnh diễn biến kéo dài, có những giai đoạn bệnh không hoạt động xen kẽ với những đợt bùng phát ảnh hưởng đến sử phát triển của xương, biến dạng xương, hạn chế vận động gây đau đớn cho người bệnh tiêu tốn nhiều tiền của. Cơ chế gây tổn thương tủy xương ở trẻ em bắt đầu trong thân xương. Vì vậy viêm tủy xương điều quan trọng nhất là phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân bệnh Viêm tủy xương
Nguyên nhân gây viêm tủy xương là do vi khuẩn
- Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp)
- Vi khuẩn thường gặp khác bao gồm: liên cầu trùng tan máu, phế cầu, Ecoli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh
Vi khuẩn xâm nhập vào máu bằng cách nào?
Vi khuẩn có thể từ một cái nhọt, một vết xước, viêm nhiễm ở da, viêm họng, viêm amydal hay bất kì viêm nhiễm nào trên cơ thể, sau đó vi khuẩn đi vào máu sau đó tập trung tại xương phần lớn tập trung ở chỗ nối tiếp giữa đầu xương và thân xương do vùng này rất giàu mạch máu và dễ phát sinh bệnh viêm tủy xương
3. Đường lây truyền bệnh Viêm tủy xương
- Viêm xương tủy xương đường máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi thiếu niên.
- Chấn thương là nguyên nhân thuận lợi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tại chỗ, tạo điều kiện cho viêm xương tủy xương dễ dàng phát sinh phát triển khi có nhiễm khuẩn máu.
- Một nguyên nhân thuận lợi khác làm giảm sức đề kháng của cơ thể là sự hoạt động quá sức, ăn uống kém, mệt mỏi, gặp ở các nước nghèo.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh
Triệu chứng của viêm tủy xương có thể rầm rộ hoặc âm thầm kín đáo, cụ thể:
Viêm tủy xương cấp tính: thường gặp ở trẻ em chiếm 80%
Bất kì xương nào cũng có thể tổn thương, vị trí hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ., xương càng phát triển càng dễ bị viêm. Viêm tủy cấp cũng có thể thứ phát sau ổ viêm nhiễm của đường hô hấp trên như viêm tai – mũi – họng, phế quản phế viêm…Viêm xương tủy cấp ở trẻ em mang tính chất nhiễm trùng toàn thân. Tại chi viêm, giới hạn viêm không rõ ràng, vừa có tính phá hủy vừa có tính tái tạo xương mới.
- Có thể có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân rầm rộ như: sốt cao rét run, sưng nóng đỏ vùng tổn thương. Khi có ban đỏ vùng da tại chỗ kèm sưng phồng phần mềm thường do mủ đã vượt qua vỏ xương, màng xương lan vào phần mềm, khớp lân cận có thể bị viêm.
- Có thể có biểu hiện nhiễm trùng mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ.
- Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động (trái với thường lệ).
- Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương quanh gối), ấn vào khớp không đau.
- Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, trùng rõ.
- Tại chỗ có ổ áp-xe cơ ở chi: sưng – nóng – đỏ – đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ dò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh…
Ở người lớn: viêm đốt sống đĩa đệm là dạng phổ biến nhất. Bệnh nhân đau âm ỉ tại vùng tổn thương, co cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động cột sống, ấn tại chỗ đau chói kèm triệu chứng chèn ép thần kinh như liệt, rối loạn đại tiểu tiện…
Đặc điểm của viêm tủy xương cấp tính: viêm tủy xương sau các nhiễm khuẩn tại xương có thể chẩn đoán được sớm tuy nhiên viêm tủy Viêm xương tủy thứ phát sau một ổ nhiễm trùng kế cận: tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng… Thông thường chẩn đoán dạng này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Do bệnh diễn biến nhanh. Khi phát triển thành viêm mạn tính thường triệu chứng toàn thân và tại chỗ không rầm rộ.
Viêm tủy xương mạn tính: diễn tiến kéo dài, có những giai đoạn bệnh không hoạt động xen kẽ với những giai đoạn bùng phát trở lại.Hình thành lỗ rò từ xương ra ngoài da, chảy mủ, có khi lỗ rò thoát ra cả mảnh xương chết. Khi lỗ rò bị tắc có thể lại có một đợt bùng phát nhiễm khuẩn.
Triệu chứng cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính, máu lắng và protein C phản ứng (CRP) tăng.
- Xquang giai đoạn sớm: sưng nề phần mềm, dấu hiệu phản ứng màng xương. Dấu hiệu tiêu xương thường muộn hơn, có thể gặp hình ảnh tiêu xương có bờ viền phản ứng rõ, hình mảnh xương chết.
- Siêu âm cho phép phát hiện sưng nề phần mềm, đặc biệt các apxe cơ kèm theo.
- Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cũng có giá trị cao để chẩn đoán những tổn thương xương, phần mềm do viêm xương, đặc biệt ở vị trí khó chẩn đoán.
- Chọc hút bằng kim mù hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp lấy bệnh phẩm soi tươi, nuôi cấy tìm VK, làm kháng sinh đồ phục vụ điều trị.
- Để chẩn đoán sớm viêm tủy xương trong 24-48 giờ đầu có thể dùng phương pháp chụp xạ hình xương 3 pha dùng 99 Tc-MDP.
5. Phòng ngừa bệnh
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn theo đơn của bác sĩ, tuân thủ điều trị
- Đối với các vết thương ngoài da cần đảm bảo vệ dinh, dẫn lưu tốt tránh nhiễm trùng
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng biểu hiện nhiễm trùng toàn thân và viêm tại chỗ
- Xquang trong 7-10 ngày đầu, triệu chứng Xquang chưa rõ ràng. Sau 12 ngày, dấu hiệu viêm xương bắt đầu rõ.
- Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp xương có thể giúp thấy các thay đổi của phần mềm do phản ứng viêm.
- Các xét nghiệm máu tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng…
- Xạ hình xương toàn thân với Tc99m-MDP là phương pháp có độ nhạy cao trong phát hiện viêm tủy xương sớm trong 24-48 giờ đầu. Là phương pháp hiện đại, không xâm lấn, có độ chính xác cao đang được thực hiện tại các bệnh viện lớn trong có bệnh viện vinmec. Vinmec sử dụng thiết bị hiện đại hàng đầu cho hình ảnh rõ nét phát hiện các tổn thương từ rất sớm giúp chẩn đoán sớm để từ đó điều trị sớm tránh được các biến chứng của viêm tủy xương
7. Các biện pháp điều trị bệnh
Viêm tủy xương cấp tính nếu không được điều trị gì thì bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn toàn thân mỗi ngày một tăng lên hoặc là do ổ áp xe dưới cốt mạc sẽ vỡ ra phần mềm rồi rò ra ngoài. Nếu được điều trị có thể khỏi hoàn toàn hoặc điều trị không triệt để có thể chuyển thành viêm tủy xương mạn tính vì vậy cần phải có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả, cụ thể:
Nguyên tắc điều trị
- Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử (nếu có).
- Ngay trước khi cho thuốc cần cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn. Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp – trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch mủ.
- Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao (oxacillin, nafcillin, cefazolin, hoặc vancomycin), nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thêm VK gram âm cần kết hợp với một thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, hoặc aminoglycosid, hoặc fluoroquinolon.
- Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ.
Thời gian điều trị:
- Viêm tủy xương cấp tính:4-6 tuần, nếu thời gian điều trị < 3 tuần tỷ lệ thất bại cao gấp 10 lần. Điều trị phẫu thuật trong trường hợp có áp xe ngoài xương, dưới màng xương, kết hợp có viêm khớp nhiễm khuẩn, hoặc không cải thiện triệu chứng sau 24-48h
- Viêm đĩa đệm đốt sống: 4-6 tuần hoặc dài hơn. Điều trị phẫu thuật phần lớn không cần thiết, trừ khi cột sống mất vững hoặc có triệu chứng chèn ép thần kinh, hoặc apxe phần mềm lan rộng không thể giải quyết bằng dẫn lưu dưới da.
Viêm tủy xương mạn tính:
- Cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc điều trị phẫu thuật loại trừ hẳn ổ viêm tủy xương mạn tính. Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ ổ viêm
- Nên dùng kháng sinh thích hợp trước khi phẫu thuật nhiều ngày để khống chế tình trạng nhiễm khuẩn, sau đó tiếp tục dùng thuốc 4- 6 tuần đường tĩnh mạch sau mổ.
- Gần đây các biện pháp ghép xương, ghép phần mềm, phẫu thuật chuyển mạch nhằm cải thiện tình trạng nuôi dưỡng tại chỗ đã tạo ra những tiến bộ lớn trong điều trị viêm tủy xương mạn tính
- Phục hồi chức năng
Nguồn: Vinmec