Xét nghiệm nhiễm trùng máu: chẩn đoán và theo dõi

Nhiễm khuẩn máu hay nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, vi sinh vật gây bệnh không còn khu trú tại một cơ quan tổn thương lúc đầu mà sẽ theo đường máu lan đi khắp cơ thể. Nên trước khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nhiễm trùng máu để tìm ra bệnh và có hướng theo dõi, điều trị.

Trước khi tiến hành xét nghiệm nhiễm trùng máu, bạn nên hiểu qua về căn bệnh này.

1. Nhiễm trùng máu – căn bệnh nguy hiểm

Nhiễm trùng máu là biến chứng phức tạp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.  Bệnh hình thành do vi khuẩn, virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Từ đó, tạo ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận và suy giảm sức khỏe nhanh.

Thêm nữa, cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay cũng như cơ quan nội tạng đến đến việc cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và oxy. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp rất nghiêm trọng là một hoặc một số cơ quan nội tạng cơ thể khác bị suy chức năng. Nên việc xét nghiệm nhiễm trùng máu có thể chẩn đoán được người bệnh đang trong giai đoạn nào.

Cuối cùng trường hợp xấu nhất của nhiễm khuẩn máu là gây ra chứng hạ huyết áp hay còn gọi là sốc nhiễm khuẩn. Việc này khiến suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận, gan và có thể gây tử vong.

2. Chẩn đoán, xét nghiệm nhiễm trùng máu

Các bác sĩ thường sử dụng một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng máu.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm nhiễm trùng máu để kiểm tra các tình trạng sức khỏe như nhiễm trùng, đông máu. Đồng thời, tìm ra bất thường ở gan thận, giảm lượng oxy, mất cân bằng điện giải ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể cũng như nồng độ axit trong máu.

Chỉ định xét nghiệm

Procalcitonin (PCT) là một xét nghiệm nhiễm trùng máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn được chỉ định:

  • Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn.
  • Xét nghiệm nhiễm trùng máu này còn giúp theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn, phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết.
  • Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và hội chứng suy đa tạng.
  • Chỉ dẫn, đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.

 Giá trị nồng độ PCT được khuyến cáo theo Hiệp hội nhiễm khuẩn Đức năm 2006 (xuất bản các hướng dẫn cho chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn) như sau:

  • Giá trị bình thường: PCT < 0,05 ng/ml.
  • PCT < 0.10ng/ml: Không được chỉ định dùng kháng sinh.
  • PCT < 0.25ng/ml: Không khuyến cáo dùng kháng sinh, nếu trị liệu giảm xuống mức này thì tiếp tục dùng cho hiệu quả.
  • PCT > 0.25ng/ml: Khuyến cáo và cân nhắc sử dụng kháng sinh.
  • PCT > 0.50 ng/ml: Được chỉ định kháng sinh là bắt buộc.
  • PCT 0.50 – 2.0 (ng/ml): Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống, nguyên nhân có thể là chấn thương, phẫu thuật sau chấn thương, sốc tim…
  • PCT 2.0 – 10 (ng/ml): Đáp ứng viêm hệ thống nghiêm trọng (SIRS), nguyên nhân bởi nhiễm trùng hệ thống và nhiễm trùng huyết, chưa có suy đa tạng.
  • PCT > 10 ng/ml: Đáp ứng viêm hệ thống sâu do nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
Kết hợp các xét nghiệm máu, nước tiểu cùng các triệu chứng để xác định vi khuẩn gây bệnh

Cách lấy mẫu xét nghiệm nhiễm trùng máu: Mẫu máu lấy bất kỳ: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA. Thời gian làm xét nghiệm mất 1 giờ. Trước khi làm bệnh nhân không cần chuẩn bị trước, không cần nhịn đói.

Kết hợp kết quả xét nghiệm nhiễm trùng máu và các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiếp tục xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm mủ từ vết thương hoặc từ các dịch tiết của cơ thể như dịch đàm để tìm và xác định vi khuẩn gây bệnh.

Nếu các xét nghiệm trên không tìm ra nguồn gốc bệnh, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra tình trạng bệnh cũng như cơ quan nhiễm khuẩn. 

Các xét nghiệm này bao gồm chụp X-quang để xem phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem ruột thừa, tuyến tụy hoặc khu vực ruột; siêu âm để xem bệnh ở túi mật hoặc buồng trứng; chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định nhiễm khuẩn ở mô mềm.

3. Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng máu?

Nhiễm trùng máu có chữa được không? Nếu nhiễm trùng máu ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại nhà. Trong trường hợp này, bạn thường có thể phục hồi hoàn toàn.

Nhưng nếu không áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, bệnh có thể phát triển gây sốc nhiễm trùng và thậm chí tử vong. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng máu, bao gồm kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch để chống nhiễm trùng, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau.

Khi nhiễm trùng máu trở nên nghiêm trọng, bạn cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở. Bác sĩ tiến hành lọc máu trong trường hợp bạn bị suy thận cấp bằng cách sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.

Các bác sĩ sẽ chỉ định một số kháng sinh qua đường tĩnh mạch để điều trị bệnh nhiễm trùng máu

Trong một số trường hợp, bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng máu như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng.

Nếu bạn nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn thì cần tới bệnh viện để xét nghiệm nhiễm trùng máu ngay nhé. Đồng thời, việc quyết định có sử dụng kháng sinh điều trị hay không cũng có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu lạm dụng kháng sinh hay bỏ sót một bệnh lý nhiễm khuẩn cũng đều nguy hiểm. Do đó, bạn nên tuyệt đối làm theo phác đồ theo dõi và điều trị của bác sĩ nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *