Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy để có thể giúp bé tránh được các nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm gây dị tật thai nhi là điều không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ.

Vắc xin phòng bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván (hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh) do một loại vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Nguyên nhân gây ra uốn ván ở các mẹ bầu chủ yếu là do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng đi vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với trẻ sơ sinh, nếu trong quá trình cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt bằng băng không vô khuẩn sẽ có nguy cơ  gây ra bệnh uốn ván trẻ sơ sinh.

Chính vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ em và người lớn là chủ động tiêm vắc xin uốn ván sớm và đầy đủ, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa một số bệnh và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hiện nay, vắc xin uốn ván thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc xin khác như bạch hầu, ho gà giúp mẹ tiện lợi trong việc đưa bé đi tiêm ngừa. Thông thường, các loại vắc xin uốn ván này có thể được tiêm trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.

Với việc bà bầu tiêm uốn ván vào tháng thứ mấy là tốt nhất, các bác sĩ khuyến cáo với thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván và cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Với mẹ bầu mang thai lần đầu: Mũi 1 nên tiêm lúc thai đủ 24 tuần. Mũi 2 cách mũi đầu ít nhất 1 tháng.

Với mẹ bầu mang thai lần 2: Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và lần mang thai đầu tiên đã tiêm đủ 2 liều uốn ván thì lần mang thai này chỉ cần tiêm 1 liều uốn ván duy nhất khi mang thai đủ 24 tuần.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc lần mang thai trước đã tiêm 1 liều uốn ván thì nên tiêm 2 liều như người mang thai lần đầu.

Sau khi tiêm phòng uốn ván bà bầu có thể gặp các vấn đề phát sinh như bị đau tay, sốt nhẹ. Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin và chúng sẽ hoàn toàn biến mất sau vài ngày. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng có thể chườm lạnh để giảm đau.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván cần lưu ý gì?

  • Vắc xin tiêm phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, thuốc tiêm bắp thịt mỗi liều 0,5 ml. Để đảm bảo tính hiệu quả của vắc xin, dù là trước đó đã tiêm 4 – 5 mũi thì lần mang thai sau (quá 1 năm) các mẹ bầu nên cần tiêm lại.
  • Có nhiều cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng rộng rãi như: trạm y tế phường, các trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Nhưng tốt nhất là các mẹ nên tiêm phòng tại trạm y tế phường nơi bạn đang cư trú. Các bác sĩ tại đó có thể quản lý mũi tiêm của thai phụ cũng như là quá trình tiêm chủng cho con bạn sau khi sinh.

 Tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy cần lưu ý gì?

  • Nên tiêm uốn ván trước khi mang bầu, nhất là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Khi mang đa thai hay là có nguy cơ sinh non thì mẹ nên nhớ hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé nhé.
  • Mẹ bầu cần lưu ý khi gặp một số trường hợp như: bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu thì uy tín?

Tùy theo loại vắc xin của Việt Nam hay của Pháp mà giá của vắc xin phòng uốn ván giao động từ 35.000đ – 100.000đ. Hiện nay, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu có thể thực hiện ở các địa điểm sau:

  • Trung tâm Y tế dự phòng/Trạm Y tế các xã, phường, quận, huyện
  • Các Bệnh viện sản/Bệnh viện đa khoa
  • Các Trung tâm tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Trên đây là một số thông tin về việc bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy là tốt nhất, lịch tiêm phòng cụ thể và một số lưu ý cho mẹ khi đi tiêm phòng. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đọc đã hiểu hơn về loại tiêm chủng này từ đó chủ động hơn trong vấn đề tiêm chủng của mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *