Bạn có biết dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết là gì không?

Hạ đường huyết là một trong các biến chứng cấp tính của bệnh nhân đái tháo đường rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến tử vong nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc. Vậy bạn có biết dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết là gì không?

Ai là đối tượng thường bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết thường ít gặp hơn ở người lớn và với những trẻ em trên 10 tuổi. Các bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng biện pháp bổ sung insulin, hay người tự uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo đơn là những đối tượng thường mắc hạ đường huyết nhất. Ngoài ra, hạ đường huyết còn có khả năng là do tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh khác, hoặc là do thiếu hormone, hay do khối u trong người.

Nếu hạ đường huyết xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi và có tiền sử bệnh tim mạch thì biến chứng này có thể làm tỷ lệ tử vong cao hơn.

Triệu chứng lâm sàng hạ đường huyết chung

Biểu hiện chung của hầu hết các bệnh nhân khi bị hạ đường huyết chính là đột nhiên cảm thấy mệt mà không lý giải được. Ngoài ra, cơ thể còn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và lo âu, đồng thời tay chân cũng thấy nặng nề hẳn, yếu đi.

Triệu chứng lâm sàng hạ đường huyết chi tiết ở từng phần khác nhau của cơ thể

Dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết ở thần kinh thực vật: Người bệnh sẽ thấy da bị xanh tái. Ngoài ra cơ thể còn bị vã mồ hôi (thường là ở nách, trán…). Cảm giác ngực hồi hộp như đánh trống, lo âu và hốt hoảng. Ngoài ra tay chân còn run và tăng tiết nước bọt ở cổ họng, lâu lâu có cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng.

Dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết ở tim mạch: Nhịp tim nhanh và có biểu hiện tăng huyết áp tâm thu. Ngoài ra cũng có nguy cơ đau thắt ngực, vùng trước ngực có cảm giác đau nhói và đè nặng như bị đè vào.

Dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết ở hệ tiêu hoá: Người bệnh cảm thấy đói cồn cào, vùng thượng vị nóng rát. Cũng có nguy cơ đau co thắt dạ dày, hoặc buồn nôn và rối loạn tiêu hoá (bón, ỉa chảy…).

Dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết ở thần kinh: Nặng thì có nguy cơ co giật toàn thân, hoặc là co giật khu trú (động kinh). Dấu hiệu thần kinh khu trú chính là liệt nửa người, rối loạn dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác. Ngoài ra còn có các dấu hiệu tổn thương mắt (nhìn đôi, hoa mắt, chóng mặt).

Dấu hiệu lâm sàng hạ đường huyết ở tâm thần: Có nguy cơ biểu hiện kích động, rối loạn hành vi nhân cách, bị nói cười vô cơ. Có thể xuất hiện ảo giác ở bệnh nhân.

Dấu hiệu hôn mê hạ đường huyết: Đây là giai đoạn nặng của hạ đường huyết, nó có thể đột nhiên xuất hiện không báo trước. Trường hợp này rất ít gặp. Trạng thái hôn mê này thường diễn ra trong im lặng, và hôn mê sâu sẽ không đi kèm triệu chứng mất nước hay tiểu nhiều, người bệnh cũng không có biểu hiện bị nhiễm trùng.

Để phòng ngừa bệnh hạ đường huyết, chúng ta không nên nhịn ăn, hoặc để bị đói quá lâu, cũng không nên nhịn ăn không đủ mà lại hoạt động thể lực quá mức. Đặc biệt là tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, nhất là với đối tượng người già, trẻ em, người có bệnh mạn tính, hoặc cơ thể yếu.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *