Các loại thuốc làm mất sữa mẹ nên tránh

Trong suốt quá trình cho con bú mẹ khó tránh khỏi bị bệnh và phải sử dụng thuốc. Vậy các loại thuốc làm mất sữa mẹ nào nên tránh xa?

Mẹ phải sử dụng thuốc chữa bệnh như thế nào cho an toàn, nhanh khỏi bệnh mà vẫn đảm bảo, duy trì nguồn sữa luôn về nhiều, tràn trề và thơm mát? Các loại thuốc làm mất sữa mẹ nào nên tránh, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Các loại thuốc làm mất sữa mẹ, ít sữa mẹ nên tránh

Trong thời gian cho con bú bằng sữa mẹ, bất cứ loại thực phẩm nào mẹ ăn cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ đặc biệt là việc sử dụng thuốc chữa bệnh.

Phụ nữ đang cho con bú cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Vì có khá nhiều loại thuốc làm mất sữa mẹ. Khi sử dụng thuốc, nguồn sữa mẹ bị ít hay nhiều đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự bài tiết dẫn đến sự ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ trong thời gian cho con bú.

Một số thuốc như estrogen, testosteron, progestin, pseudoephedrin và các dẫn xuất ergot như bromocriptin, ergotamin, cabergolin được ghi nhận có là các loại thuốc làm mất sữa ở mẹ do thuốc làm giảm bài tiết prolactin từ tuyến yên hoặc ức chế hoạt tính của hormone này trên các mô tạo sữa.

Các dẫn xuất ergot

Thuốc có chứa dẫn xuất ergot là thuốc làm mất sữa mẹ. Vì một số dẫn xuất ergot ức làm giảm nồng độ prolactin trong máu hoặc ức chế hoạt tính của prolactin nên dẫn đến tình trạng giảm tiết sữa hay làm mất sữa ở một số mẹ.

Hai loại thuốc thường dùng:

  • Bromocricptin: thuốc được dùng điều trị bệnh Pakison, u tuyến vú cũng rất có hiệu quả trong việc giảm cương sữa và ức chế tiết sữa.
  • Cabergolin: Có tác dụng mạnh hơn, ít tác dụng phụ hơn Bromocricptin. Nhưng nếu sử dụng cabergolin liều cao 1 lần/ngày sớm ngay sau sinh hoặc liều thấp 2 lần mỗi ngày trong 2 ngày sẽ ức chế hoàn toàn việc tiết sữa.

Các loại hormone

Estrogen: Mặc dù chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy estrogen, một loại nội tiết tố nữ thường dùng trong các viên tránh thai, có khả năng ức chế mạnh mẽ sự tiết sữa ở một số bà mẹ nhạy cảm với thuốc. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, lượng sữa bài tiết bị giảm rõ rệt nếu các bà mẹ này sử dụng estrogen sớm ngay sau khi sinh.

Thuốc tránh thai có khả năng làm mất sữa mẹ

Sự thay đổi này có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, một số trường hợp chỉ được phát hiện khi đã có thay đổi rõ rệt. Do đó, tất cả các bà mẹ đang cho con bú, nếu có sử dụng viên tránh thai chứa estrogen, cần được báo trước nguy cơ gây mất sữa của thuốc, vì đây là một trong những loại thuốc làm mất sữa mẹ. Nếu các mẹ muốn ngừa thai chỉ nên dùng các thuốc ngăn ngừa thai chứa đơn độc progesteron với nồng độ thấp.

Thuốc trị dị ứng cyproheptadin

Cyproheptadin cũng là một loại thuốc làm mất sữa mẹ. Trong quá trình cho con bú, nếu mẹ bị bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, các thuốc chống dị ứng mẹ cần:

  • Tuyệt đối không sử dụng các thuốc chống dị ứng, thuốc trị dị ứng cyproheptadin vì đây là thuốc làm mất sữa mẹ.
  • Không sử dụng những loại kháng sinh như: Tetracycline, Metronidazole, Nitrofurantoin, Vancomycin và Teicoplanin, Chloramphenicol, kháng sinh Doxycycline hoặc Minocycline,… Bởi chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết của sữa và chất lượng sữa mẹ; gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
  • Pseudoephedrin là một loại hoạt chất có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi, chống nghẹt mũi cũng có thể ức chế tiết sữa. Vì vậy khi bị cảm, sổ mũi các mẹ đang cho con bú nên hết sức thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin.

Mẹ nên sử dụng thuốc như thế nào để không ảnh hưởng đến nguồn sữa?

Nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe (cảm cúm, sốt, ho, sổ mũi,…) trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và cần điều trị bằng kháng sinh, mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Mẹ chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh được chỉ định cho mẹ cho con bú, tránh dùng các loại thuốc làm mất sữa mẹ.

Khi mẹ bị ốm, cảm cúm có thể sử dụng như: Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Amoxicillin, Chlorpheniramine và hydroxyzine… nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ và với liều lượng thích hợp để những hoạt chất này không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Theo các chuyên gia, các loại thuốc trên không hoặc ít gây nên hiện tượng mất sữa, ít sữa; và không gây nên hiện tượng mất sữa hoàn toàn. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mẹ có tốt hay không sẽ ảnh hưởng nhất định tới sự bài tiết; hoặc gây tác dụng phụ như tiêu chảy, biếng ăn tạm thời ở bé.

Vì vậy để hạn chế việc sử dụng thuốc để chữa trị giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh cũng như không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của con; thì bản thân mẹ cần lưu ý các điểm sau:

Mẹ nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Giữ ấm cơ thể không để bị nhiễm lạnh.

Nếu trường hợp nhất thiết mẹ cần phải dùng thuốc thì nên chọn những loại thuốc không làm mất sữa mẹ, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp chọn nhầm loại thuốc làm mất sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khoẻ của trẻ nhỏ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *