Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm thường hay gặp phải

Thức ăn không được chế biến kỹ hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao. Do đó, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc quan trọng dưới đây để phòng tránh ngộ độc thực phẩm thường hay gặp phải.

Ngộ độc thực phẩm gây ra do vi khuẩn, đặc biệt là khi tấn công người khỏe mạnh, tuy có thể điều trị tại nhà nhưng tạo cảm giác mệt mỏi và gây suy kiệt sức lực cho bệnh nhân. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm sau sẽ giúp mọi người có thêm cho mình kiến thức để bảo vệ sức khỏe tại nhà.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Rửa tay sạch sẽ

Trước khi chế biến thực phẩm hay ăn uống, bạn nên rửa tay sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn trên bàn tay. Do bàn tay của chúng ta có thể cầm, nắm rất nhiều thứ trong ngày nên chứa vô số vi khuẩn, bụi bẩn bám vào, từ đó là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất cao.

Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Việc cất trữ quá nhiều thứ trong tủ lạnh sẽ khiến không khí lạnh trong tủ không được lưu thông, nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo nên làm ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm. Đặc biệt, việc để chung thực phẩm tươi sống với thức ăn chín cùng một ngăn trong tủ lạnh dễ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm và làm cho thực phẩm nhanh bị hỏng.

Nên dọn dẹp tủ lạnh thường xuyên và không nên để quá nhiều đồ

Sử dụng các dụng cụ riêng biệt

Đừng tùy tiện dùng thớt thái đồ tươi sống để sử dụng tiếp với trái cây, bánh mì hay các món ăn đã qua nấu nướng. Do vi khuẩn từ đồ tươi sống hoàn toàn có thể xâm nhập vào những món đồ chín hoặc ăn được ngay khi bạn sử dụng chung trên một chiếc thớt, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày lúc bạn ăn vào.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Sau khi nấu chín, thức ăn sẽ dần nguội nếu để ở nhiệt độ thường, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, khi có đồ ăn thì bạn nên tập trung vào ăn ngay chứ đừng phân tâm với những chiếc laptop hay điện thoại bên cạnh. Vì đồ ăn càng để lâu sẽ càng có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Dọn dẹp nhà bếp thường xuyên

Vi khuẩn hoàn toàn có thể lây lan rất nhiều trong căn bếp nhà bạn, do đó, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ bàn bếp, xung quanh bếp nấu và chậu rửa cả trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, nhất là sau khi chế biến các thực phẩm tươi sống. Nếu nhà không có sẵn thuốc xịt kháng khuẩn hoặc nước tẩy trùng, bạn có thể dùng xà phòng và nước nóng để giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ.

Rửa bát đũa sạch sẽ

Khi bạn để thức ăn thừa lưu lại trên bát đũa thì chúng sẽ bị ôi thiu và sản sinh ra các vi khuẩn gây ngộ độc nếu bạn giữ quá lâu trong thời tiết nắng nóng. Vậy nên, hãy rửa bát thật sạch sau khi ăn và phơi chúng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ trước khi sử dụng lại. Mặt khác, các loại khăn lau bát hoặc chạn để bát cũng cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan gây bệnh.

Tránh ăn uống ngoài đường

Mặc dù ngoài đường có rất nhiều hàng quán bán đủ món ăn ngon lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, mùa hè lại chính là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn phát triển và lây lan, đặc biệt là ở những quán ăn đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Do đó, việc hạn chế ăn uống ngoài đường và tự chuẩn bị đồ ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Còn nếu phải ăn bên ngoài, hãy lựa chọn những hàng quán thật sạch sẽ và đảm bảo.

Khắc phục triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Tăng lượng chất lỏng cho cơ thể

Trước hết cần việc phải thực hiện trong bất kỳ trường hợp ngộ độc thực phẩm nào là tăng lượng chất lỏng trong cơ thể

Tăng lượng chất lỏng sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể nếu lượng nước hấp thụ vào cơ thể đủ. Nôn mửa và tiêu chảy là những triệu chứng thường gặp trong ngộ độc thực phẩm và đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước, vì vậy điều quan trọng là bạn cần uống nước và các đồ uống khác để tránh mất nước. Người lớn nên uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày.

Uống nước giúp làm giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Hạn chế thức ăn cứng

Ngộ độc thực phẩm gây nôn mửa và tiêu chảy, hai chức năng tự nhiên của cơ thể có tác dụng thải chất độc ra khỏi cơ thể. Việc ăn thức ăn cứng sẽ gây nôn mửa và tiêu chảy nhiều hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh ăn uống nhiều cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.

  • Nên tránh ăn loại thực phẩm gây ngộ độc. Nếu không chắc chắn về nguyên nhân, nên tránh thức ăn không được chuẩn bị kỹ càng trước khi hấp thị vào cơ thể.
  • Nếu không thích ăn nước dùng và súp, có thể sử dụng thực phẩm đơn giản không khó chịu dạ dày như chuối, cơm trắng hoặc bánh mì khô chẳng hạn.
  • Trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà, có đặc tính làm dịu dạ dày. Bạn nên uống trà bạc hà để cung cấp đủ nước cho cơ thể và kiếm chế cơn buồn nôn.
  • Bia gừng hoặc sô-đa chanh cũng giúp bù nước và cacbonat có tác dụng ổn định dạ dày.
  • Tránh uống cà phê, rượu và các chất lỏng khác gây mất nước nhiều hơn.

Thay thế chất điện giải

Nếu mất nhiều chất dinh dưỡng do tình trạng mất nước, bạn có thể mua dung dịch chất điện giải tại hiệu thuốc để thay thế. Gatorade hoặc Pedialyte cũng có tác dụng tương tự.

Nghỉ ngơi nhiều

Có thể bạn sẽ cảm thấy yếu và mệt mỏi sau khi mắc phải triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn cần ngủ nhiều để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.

Tránh uống thuốc

Các loại thuốc bán sẵn tại hiệu thuốc có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy và nôn mửa làm chậm khả năng phục hồi thông qua việc làm cản trở chức năng chữa trị ngộ độc thực phẩm tự nhiên.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *