Dấu hiệu bạn đang thiếu vitamin B

Dù thiếu vitamin B nhóm nào cũng có thể dẫn đến những rủi ro cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu vitamin B quan trọng thế nào với cơ thể và thiếu vitamin B có thể gây bệnh gì.

Vitamin B là tên gọi chung chỉ một nhóm các loại vitamin tan trong nước, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Tuy nhiên, không phải tất cả vitamin B đều có chức năng tương tự nhau, mỗi loại sẽ có vai trò chủ đạo riêng và chúng cũng đến từ những thực phẩm khác nhau. Vì vậy, để bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B cũng như các loại dưỡng chất khác thì cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm.

Triệu chứng thiếu vitamin B

Sự thiếu hụt của bất kỳ vitamin B nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Thiếu vitamin B gây bệnh gì còn tùy thuộc vào loại vitamin B mà bạn thiếu. Dưới đây là danh sách các loại vitamin nhóm B phổ biến nhất và những tác động của đến sức khỏe.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 giúp điều chỉnh hệ thống thần kinh, cũng có vai trò quan trọng trong sự hình thành và tăng trưởng tế bào hồng cầu. Vitamin B12 được tìm thấy chủ yếu trong các loại thịt và sữa. Vì vậy, với những người thực hiện chế độ ăn thuần chay thường bị thiếu hụt loại vitamin B này. Thực phẩm chức năng bổ sung chính là nguồn cung cấp vitamin B12 cho người ăn thuần chay hoàn toàn.

Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: trứng, phô mai, sữa, cá, động vật có vỏ, gan, thận, thịt đỏ.

Thiếu vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu và đãng trí ở người lớn tuổi. Ngoài ra, mất trí nhớ, hoang tưởng, trầm cảm và thay đổi hành vi cũng có thể xảy ra khi thiếu vitamin B12. Tổn thương thần kinh đôi khi không thể phục hồi được.

Triệu chứng thiếu vitamin B12 gồm:

  • Ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
  • Tâm trạng cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc, trầm cảm.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Thiếu vitamin B12 gây suy nhược, mệt mỏi.

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống, cũng giúp chống lại nhiễm trùng. Phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin B6 để não bộ của trẻ phát triển bình thường.

Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: đậu xanh, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, gan bò, thịt bò, ức gà, dưa hấu, khoai tây và rau chân vịt.

Cơ thể bị thiếu vitamin B6 có thể gây thiếu máu, rối loạn da (như phát ban, nứt quanh miệng), nhiễm trùng, lú lẫn, buồn nôn.

Vitamin B1 và B2

Hai loại vitamin này giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin B1 có ích cho hệ thần kinh, trong khi vitamin B2 giúp duy trì thị lực.

Bạn có thể tìm thấy vitamin B1 và B2 trong các thực phẩm như ngũ cốc, sữa, trứng, rau có màu xanh đậm.

Sự thiếu hụt vitamin B1 và B2 thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì trong thực tế có nhiều loại thực phẩm chứa các loại vitamin này. Nhưng những người lạm dụng rượu sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin B1 và B2.

Vitamin B3 (Niacin)

Vitamin B3 cũng có vai trò chính là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, ngoài ra còn hỗ trợ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn lành mạnh.

Bạn có thể tìm thấy vitamin B3 trong thịt gà, cá, gan, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu phộng.

Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì? Bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đau quặn bụng. Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin B3 còn có thể gây rối loạn tâm thần.

Vitamin B9 (Axit Folic hoặc Folate)

Giống như hầu hết các loại vitamin nhóm B, vitamin B9 thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu, chúng cũng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Vitamin B9 được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, các loại ngũ cốc, củ cải, trái cây có múi, cá, ngũ cốc, cây học đậu, rau xanh lá, gan, thận,… Hoặc có thể bổ sung vitamin B9 thông qua dạng viên uống vitamin tổng hợp.

Thiếu vitamin B9 có thể gây tiêu chảy và thiếu máu. Đặc biệt với phụ nữ có thai, thiếu hụt B9 có thể khiến thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh. Nhưng nếu bổ sung quá mức trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù những vấn đề sức khỏe bạn gặp phải là do thiếu vitamin B, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác không do thiếu hụt vitamin B. Vì vậy, khi cần bổ sung vitamin B, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Vitamin B9 (Axit Folic hoặc Folate)

Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B

Hầu hết mọi người không cần phải dùng thêm chất bổ sung vitamin B vì có rất nhiều loại thực phẩm ngon có sẵn loại vitamin này, miễn là chúng ta duy trì một chế độ ăn đầy đủ các loại thịt, ngũ cốc, trái cây và rau củ quả.

Việc bổ sung thêm vitamin nhóm B chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai, người trên 50 tuổi, hoặc mắc các bệnh gây cản trở hấp thu vitamin nhóm B thì có nhiều khả năng sẽ cần bổ sung. Ngoài ra, bổ sung chỉ là biện pháp cuối cùng nếu chế độ ăn không thể cung cấp được.

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đa dạng các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả. Dù thiếu vitamin nào thì cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, trong đó, vitamin nhóm B là một trong những vitamin quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *