Đau mắt đỏ chảy nước mắt là triệu chứng do đâu dẫn đến?

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng mắt bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Vậy đau mắt đỏ chảy nước mắt là triệu chứng do đâu dẫn đến?

Đau mắt đỏ chảy nước mắt là triệu chứng do đâu?

Do bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây thông qua các con đường như hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rỉ mắt bệnh nhân, nên chúng ta cần phải chú ý giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát bệnh, tránh lây bệnh cho mọi người và bản thân mình.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng tránh đau mắt đỏ để giúp mọi người có thể chủ động hơn khi mắc phải bệnh. Nguyên nhân của bệnh có thể là do vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng. Vậy thì triệu chứng đau mắt đỏ chảy nước mắt là do đâu?

Đau mắt đỏ chảy nước mắt nhiều thường là do virus gây nên. Khi virus gây ra bệnh thì nó có thể tấn công một hoặc hai bên mắt, có thể khiến cho mắt bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Virus gây đau mắt đỏ khi đó lây lan rất nhanh và khó điều trị. Bệnh nhân thường phải cần thời gian để chữa khỏi, có thể kéo dài từ 1 – 3 tuần. Thế nên để điều trị đau mắt đỏ do siêu vi tốt nhất, chúng ta nên chủ động ngăn ngừa các biến chứng có thể phát sinh.

Đặc biệt khi đau mắt đỏ chảy nước mắt thì trong nước mắt của người bệnh có chứa rất nhiều virus. Thế nên hãy lưu ý không chạm vào nước mắt này để tránh lây nhiễm bệnh.

Không chạm tay vào mắt khi bị đau mắt đỏ.

Phương hướng chăm sóc và điều trị khi mắc đau mắt đỏ

Nếu bị đau mắt đỏ thì bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa, xem có thật là mình mắc đau mắt đỏ hay không. Bởi cũng có những ca nghi bị đau mắt đỏ nhưng thực tế là viêm màng bồ đào, viêm loét giác mạc…

Thế nên dựa vào các nguyên nhân đau mắt đỏ cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân phù hợp:

  • Nếu bị đau mắt đỏ do virus: Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày. Bệnh nhân có thể chườm lạnh để giảm phù nề trên mí mắt do đau mắt đỏ.
  • Nếu bị đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ tiến hành kê toa bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để trị bệnh.
  • Nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng: Thường thì bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc uống thuốc để giảm bớt tình trạng dị ứng.

Một khi đã mắc đau mắt đỏ thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại nhà, nghỉ học hoặc nghỉ làm vài hôm cho đến lúc khỏi hẳn để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu bệnh nhân có đeo kính áp tròng thì cần thiết phải ngưng dùng ngay.

Trong lúc nhỏ mắt thì không được để đầu lọ thuốc chạm vào mắt cũng như là lông mi, vì sẽ khiến cho lọ thuốc bị bẩn. Ngoài ra nếu có triệu chứng phù nề thì cần chườm khăn mềm được nhúng nước và ướp lạnh lên mắt.

Đặc biệt một khi mắc bệnh do vi khuẩn hoặc virus thì hãy lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không lây bệnh cho những người xung quanh, bằng cách thường xuyên rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt, đồng thời che mũi miệng khi hắt hơi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *