Quai bị và viêm tuyến nước bọt là hai bệnh lý có nhiều người thường nhầm lẫn. Mặc dù ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng bạn cũng nên lưu ý để phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt cho đúng.
Quai bị và viêm tuyến nước bọt đều là bệnh có triệu chứng xuất hiện ở tuyến nước bọt. Đặc biệt thường gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Hai bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt có triệu chứng hết sức tương đồng. Tuy nhiên hậu quả của chúng gây nên lại khác nhau.
Như là quai bị thì có biến chứng gây vô sinh. Trong khi đó viêm tuyến nước bọt đơn thuần thì có nguy cơ làm biến dạng khuôn mặt. Do đó chúng ta phải biết phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt đơn thuần để xử trí.
Bệnh lý quai bị
Quai bị là gì?
Quai bị là bệnh do virus paramyxovirus gây ra. Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì vào mùa đông – xuân có nhiều ca bệnh nhất. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính khó chịu. Chúng có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp.
Đặc biệt, đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên hay gặp dịch quai bị nhất. Như là trong môi trường tập thể tại trường học, nhà trẻ rất hay phát dịch bệnh. Ngoài ra, người lớn cũng có thể mắc phải nhưng nguy cơ thấp hơn. Biểu hiện lâm sàng quai bị thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.
Triệu chứng của quai bị
Đặc điểm dịch tễ của quai bị khá rõ ràng. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên nam giới là nhóm đối tượng hay mắc phải hơn.
Bệnh quai bị ít khi xảy ra ở nhóm trẻ em dưới 2 tuổi. Dù cho bé chỉ được bảo vệ khoảng 6 tháng đầu nếu người mẹ có tiền sử quai bị. Sau 2 tuổi thì tần suất quai bị cũng tăng dần và chạm đỉnh ở độ 10 – 19 tuổi.
Khoảng 14 – 24 ngày sau khi tiếp xúc virus, ta sẽ thấy cơ thể khó chịu, sốt, ăn uống kém. Đôi khi bệnh nhân còn thấy người rét, đau họng và góc hàm nữa. Đồng thời khu vực tuyến mang tai sẽ dần sưng to trong khoảng 3 ngày. Sau đó lại mất thêm tầm 1 tuần nữa để giảm độ sưng.
Tuyến mang tai của bệnh nhân có thể sưng ở một hoặc cả hai bên. Trong trường hợp sưng hai bên thì bạn cũng không cần lo chúng sưng cùng lúc. Bởi tuyến thứ hai chỉ sưng khi nào tuyến thứ nhất đã giảm sưng rồi mà thôi.
Khu vực sưng đau hay lan tới má, dưới hàm rồi đẩy tai lên và ra ngoài. Cũng có khi cơn đau lan tới tận ngực. Dẫn đến xương ức của bệnh nhân bị phù lên.
Tuy nhiên chỗ vùng tuyến bị sưng không làm vùng da trên nó sưng nóng, cũng không sung huyết. Trường hợp này hoàn toàn trái ngược với viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Ta cũng có thể phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt thông qua triệu chứng này.
Thực tế, vẫn có tầm 25% người nhiễm virus quai bị không hề có dấu hiệu rõ ràng. Và nhóm đối tượng này cũng là những người có khả năng lây bệnh âm thầm. Khiến ta không kịp phòng bị. Tuy nhiên, cũng rất may rằng quai bị sẽ cho ta hệ miễn dịch bền vững sau khi khỏi. Bệnh nhân không cần lo lắng đến nguy cơ bị quai bị lần thứ 2.
Nam giới là đối tượng hay mắc quai bị và có nguy cơ biến chứng vô sinh.
Phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt là gì?
Để phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt, ta phải tìm hiểu bệnh lý này là gì. Viêm tuyến nước bọt có tác nhân gây nên khác với quai bị. Đó là do các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, do virus Parainfluenza, Iryfluenza, coxsackie… gây ra. Hoặc trường hợp sỏi khiến tuyến nước bọt bị tắc cũng có thể gây viêm.
Thường viêm tuyến nước bọt chỉ làm tổn thương vùng tuyến nước bọt. Diễn tiến của bệnh cũng khá lành tính. Bệnh nhân có thể tự khỏi được. Tuy nhiên cũng có trường hợp biến chứng sang viêm mạn tính phì đại tuyến.
Triệu chứng viêm tuyến nước bọt
Bạn có thể phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt qua triệu chứng đặc trưng. Như là biểu hiện viêm tuyến nước bọt dễ nhận thấy nhất là sốt cao từ 38 – 39 độ C. Khu vực tuyến nước bọt mang tai bệnh nhân bị sưng to, và lan cả sang xung quanh. Cả da vùng tuyến cũng sưng đỏ, đau.
Người bệnh sẽ thấy đau khi nói và nuốt. Cùng lúc đó, sau tai hoặc góc hàm cùng bên có hạch viêm phản ứng. Khi ấn tuyến mang tai sẽ thấy mủ chảy ra tại miệng ống Stenon.
Nếu bệnh nhân viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường sẽ không thấy tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Viêm tuyến nước bọt thường mang tính chất cơ hội và đơn lẻ. Thường sẽ xuất hiện khi bạn bị mắc viêm nhiễm khác ở mũi họng hoặc vùng miệng. Tuy nhiên rất may mắn rằng bệnh không lây lan thành dịch.
Viêm tuyến nước bọt khiến bệnh nhân sốt rất cao.
Điều trị viêm tuyến nước bọt
Để chữa viêm tuyến nước bọt, thường người ta hay dùng kháng sinh. Hoặc là các loại thuốc giảm phù nề, chống viêm, giảm đau… khác. Bạn đừng để lâu ngày và không chữa kịp thời sau khoảng 7 – 10 ngày. Bởi khi đó các triệu chứng bệnh lý sẽ giảm và chuyển thành viêm mạn tính khó chữa.
Cách chữa viêm tuyến nước bọt có phần khác với cách chữa quai bị. Bởi thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng với bệnh nhân quai bị. Người ta chỉ có thể chữa bệnh từ triệu chứng. Và thế là ta đã có thêm một điểm nữa để phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.