Thiếu canxi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, khiến bé ăn không ngon, nửa đêm thức giấc, đau nhức xương khớp và thậm chí là còi xương. Làm xét nghiệm gì để biết bé thiếu canxi luôn là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm.
Vai trò của canxi đối với cơ thể của bé
Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Canxi là một thành phần quan trọng cấu tạo nên xương và răng. Không những thế, ion canxi góp phần quan trọng trong hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Không những thế, canxi còn giúp các kháng thể hoạt động bình thường, bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường.
Cơ thể bé có nhu cầu canxi rất lớn. Vì thế, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể bé. Theo những nghiên cứu thì tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em khá phổ biến tại Việt Nam. Chính vì thế, các ông bố, bà mẹ cần chú ý những dấu hiệu “cảnh báo” bé bị thiếu canxi để có những biện pháp bổ sung đầy đủ và kịp thời.
Dấu hiệu bé thiếu canxi
Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng nhất đối với cơ thể con người. Không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên xương, răng mà còn tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch tế bào. Canxi là khoáng chất cần thiết đối với cơ thể, giúp xương, răng chắc khỏe, cơ bắp hoạt động bình thường, chống mệt mỏi, ngăn chặn bệnh mất trí nhớ…
Thiếu canxi trong thời gian dài, trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, xương biến dạng. Ngoài ra, những dấu hiệu sau đây cho thấy bé đang thiếu canxi:
- Khó ngủ: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế. Trẻ thiếu canxi sẽ ở trạng thái hưng phấn dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc vào ban đêm.
- Đổ mồ hôi trộm: Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu canxi.
- Chậm mọc răng, răng không đều: Răng mọc chậm, mọc không đều, mọc so le là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bé chuyển hóa canxi kém hoặc thiếu canxi.
- Thóp liền quá muộn: Thông thường, trẻ cần khoảng 12 – 18 tháng để liền thóp. Tuy nhiên, bé bị thiếu canxi thì thóp sẽ liền chậm hơn những đứa trẻ bình thường dẫn đến tình trạng hộp sọ hình vuông.
- Biến dạng xương khớp: Thiếu canxi khiến xương chân yếu kết hợp với áp lực cơ thể đè nặng lên đôi chân dẫn đến những dị tật như chân chữ O, chữ X.
- Kích thích cơ bắp: Thiếu canxi dẫn đến tình trạng tăng kích thích thần kinh cơ bắp có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như: cơ hoành co thắt gây nấc cụt, cơ dạ dày co thắt gây ọc sữa, cơ thanh quản co thắt gây khó thở và cơ bàng quang co thắt gây tiểu són.
Làm xét nghiệm gì để biết bé thiếu canxi?
Nếu bé có những dấu hiệu trên mà cha mẹ không chắc có thiếu canxi không và sợ bổ sung canxi quá liều gây hại thận của con thì nên cho bé đi khám dinh dưỡng để làm xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng dẫn cách bổ sung canxi an toàn cho bé.
Hi vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi làm xét nghiệm gì để biết bé thiếu canxi. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy con bạn trong tình trạng này thì bạn hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để bắt tay vào việc lập một kế hoạch bổ sung dinh dưỡng khoa học để giúp con bổ sung canxi hiệu quả nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.