Vì chưa biết rõ hiện tượng hạ đường huyết như thế nào nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua các biểu hiện ban đầu như là cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi,… dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau.
Thế nào là chứng hạ đường huyết?
Hạ đường huyết (đường huyết thấp) là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.
- Hạ đường huyết ở người bị tiểu đường: dưới 3.9 mmol/L (70 mg/dL);
- Hạ đường huyết ở người trưởng thành không bệnh tiểu đường: có các triệu chứng liên quan hoặc dưới 2.8 mmol/L (50 mg/dL) nếu chưa ăn hoặc sau khi tập thể dục thì được chẩn đoán bị hạ đường huyết;
- Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: dưới 2.2 mmol/L (40 mg/dL) hoặc thấp hơn 3.3 mmol/L (60 mg/dL).
Những ai dễ bị hạ đường huyết?
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi thường có ít nguy cơ bị hạ đường huyết. Người bệnh tiểu đường là đối tượng dễ bị hạ đường huyết nhất. Nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ trong quá trình điều trị tiểu đường bằng thuốc hoặc bổ sung insulin, khiến lượng đường trong máu vô tình bị giảm xuống mức quá thấp.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết
Mặc dù người tiểu đường dễ xảy ra chứng hạ đường huyết hơn nhưng nếu người không bệnh tiểu đường có chế ăn uống và tập luyện thiếu khoa học cũng có nguy cơ bị rất cao. Như vậy, các nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết có thể là:
- Sử dụng quá liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường ở người bệnh tiểu đường;
- Bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa rất lâu;
- Tập thể dục trong khi dạ dày rỗng;
- Chế độ ăn không đủ lượng tinh bột;
- Bắt ép cơ thể ăn kiêng quá mức;
- Sử dụng nhiều rượu, bia gây mất cân bằng nội tiết tố
10 dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm nhất chứng hạ đường huyết
Khi bị hạ đường huyết, cơ thể có biểu hiện như vã mồ hôi, chân tay bủn rủn.
Chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu, tử vong. Dưới đây là 10 dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm nhất.
- Đói cồn cào;
- Mệt mỏi vào ban đêm;
- Run rẩy;
- Vã mồ hôi;
- Lo lắng;
- Mờ mắt;
- Nói lắp;
- Nhầm lẫn, khó tập trung;
- Tâm trạng thay đổi đột ngột;
- Chóng mặt, choáng váng.
Điều trị khi bị hạ đường huyết như thế nào?
Chúng ta nên làm gì để điều trị hạ đường huyết? Khi có các triệu chứng hạ đường huyết, bạn nên nhanh chóng làm những điều dưới đây để giúp cơ thể kịp cân bằng lại lượng đường trong máu:
- Ăn một ít kẹo;
- Uống nước trái cây;
- Uống thuốc viên nén glucose.
Tuy nhiên, nếu sau khoảng 20 phút nhưng các triệu chứng vẫn chưa được cải thiện, bạn có thể thực hiện lại một trong các giải pháp trên một lần nữa. Trong trường hợp chuyển sang nặng hơn như bị động kinh, bạn cần nhanh chóng được tiêm glucagon và đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hy vọng, một số thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hạ đường huyết như thế nào. Như vậy, hạ đường huyết là chứng bệnh khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Thông thường các triệu chứng của hạ đường huyết xảy ra nhanh chóng. Do vậy, trong trường hợp có xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết dù không bị tiểu đường, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để phòng những trường hợp xấu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.