Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu?

Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu là điều mà rất nhiều bệnh nhân của chúng tôi băn khoăn. Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn chi tiết và cụ thể nhất.

Uốn ván là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ tử vong từ 25 – 90%). Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%. Do đó, việc tiêm phòng bệnh uốn ván là điều cần thiết mà bất cứ ai cũng nên thực hiện. Vậy bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào? Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu? Bạn sẽ có câu trả lời qua bài viết này!

Bệnh uốn ván là gì? Có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu thì bạn cần phải hiểu về bệnh uốn ván.

Uốn ván là tên gọi của một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao, gây ra do độc tố của trực khuẩn Clostridium Tetani (vi khuẩn uốn ván). Loại trực khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sinh trưởng trong môi trường yếm khí, giải phóng độc tố vào cơ thể con người. Độc tố hòa vào máu, tấn công trực tiếp và các tế bào thần kinh điều khiển cơ gây nên những cơn co giật xuất hiện khi có kích thích (đôi khi là xuất hiện “tự nhiên”).

Tùy vào vị trí vết thương, độ nông sâu của vết thương và điều kiện yếm khí mà triệu chứng bệnh uốn ván nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng lâm sàng của bệnh uốn ván là các cơn co giật, co giật cục bộ hoặc co giật toàn thân.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 4 – 10 ngày. Bệnh nhân uốn ván thường tử vong do các nguyên nhân như rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp cấp tính, tim ngừng đập… Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân uốn ván cao hay thấp tùy thuộc vào việc phát hiện bệnh có sớm không và điều kiện điều trị (thông thường tỷ lệ tử vong từ 10 – 80%).

Bệnh uốn ván được điều trị bằng cách xẻ lớn vết thương để loại bỏ điều kiện yếm khí, kết hợp với sử dụng kháng sinh liều cao để tiêu diệt trực khuẩn uốn ván và các liệu pháp hồi sức cấp cứu.

Khi nào nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao nhất?

Đó là khi bị vết thương hở ngoài da như các vết xước, vết rách, vết trầy… tạo thành “cánh cửa” để trực khuẩn uốn ván từ môi trường nhiễm bẩn xâm nhập vào cơ thể. Vết thương tạo nên môi trường yếm khí thuận lợi cho chúng sinh sôi nảy nở gây nên bệnh uốn ván.

Do đó, khi bị chấn thương để lại vết thương hở, bạn cần chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình. Trong tình huống trực khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể thì bạn không tiêm vaccine mà sử dụng globulin (huyết thanh) điều trị uốn ván.

Giải đáp: Huyết thanh uốn ván tác dụng trong bao lâu 3

Chủ động tiêm phòng uốn ván để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Câu hỏi đặt ra là huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu?

Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu?

Globulin miễn dịch hay còn được biết đến với cái tên “huyết thanh uốn ván” được tiêm vào người chưa miễn dịch với trực khuẩn uốn ván và có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao. Huyết thanh cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương, thường sử dụng liều 250 IU. Nếu để lâu quá 24 giờ thì buộc phải tăng liều lân 500 IU. Đồng thời, vaccine uốn ván (giải độc tố uốn ván) cũng được bác sĩ chỉ định tiêm vào tay còn lại với cùng liều tiêm với huyết tương.

Người nghi ngờ bị ủ bệnh thì nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng trong vòng không quá 24 giờ. Trong trường hợp để trễ hơn 24 giờ thì vẫn nên đi tiêm ngừa dù tác dụng không thực sự rõ ràng nhưng thà “trễ còn hơn không”.

Huyết thanh uốn ván được chế tạo từ huyết tương của người được chọn và có tỷ lệ pha loãng khoảng 16%. Huyết tương được tiêm vào tĩnh mạch để điều trị bệnh uốn ván trong giai đoạn ủ bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng huyết tương được tiêm có thể khác nhau.

Sau đây là phác đồ tiêm phòng uốn ván dành cho người chưa có miễn dịch với trực khuẩn uốn ván:

  • Lần 1: Chích hai mũi cùng lúc gồm 1 mũi huyết thanh và 1 mũi vaccine. Mũi thứ nhất là huyết thanh Tetanus 1500DV để điều trị bệnh uốn ván tức thời. Mũi thứ hai chích vaccine VAT cùng lúc với mũi tiêm globulin. Sở dĩ phải chích đến hai mũi cùng lúc là do nếu không chích huyết thanh mà chỉ chích vaccine thì 10 ngày sau mới tạo kháng thể (lúc đó cũng đã quá trễ rồi).
  • Lần 2: Chích 1 mũi sau 3 tháng.
  • Lần 3: Chích 1 mũi sau 6 tháng.
  • Lần 4: Chích 1 mũi sau 12 tháng.

Sau khi tiêm 5 mũi thì tác dụng của liệu trình kéo dài trong 5 năm là câu trả lời cho câu hỏi huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu. Trong vòng 5 năm sau khi tiêm phòng uốn ván, nếu bị vết thương hở và nghi ngờ bị nhiễm trực khuẩn uốn ván thì bạn chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi mà thôi.

Ngoài ra, về huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu thì nếu cứ sau 5 – 10 năm bạn tiêm nhắc lại một liều thì tác dụng bảo vệ của nó sẽ kéo dài đến hết đời.

Vậy chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu rồi. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *