Triệu chứng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng từ 2,7 – 3,3 mmol/l và có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa…
Hạ đường huyết thường xuyên là chứng bệnh hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường mà không theo sự chỉ định của bác sĩ. Chứng hạ đường huyết thường xuyên cũng có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các căn bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể. Do rất dễ gặp nên bệnh nhân cần chú ý cách điều trị chứng hạ đường huyết thường xuyên để tránh các hậu quả có thể xảy ra.
Đặc điểm sinh lý của chứng hạ đường huyết thường xuyên
Hiện tượng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng từ 2,7 – 3,3 mmol/l, tuỳ theo mức glucose có trong huyết tương sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng. Cần lưu ý là các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường huyết thường xuyên ở người bệnh đái tháo đường sẽ luôn không đầy đủ như ở người bình thường.
Hạ đường huyết là hệ quả của tình trạng mất cân bằng giữa 2 quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong hệ tuần hoàn. Các nguyên nhân thường gặp là:
- Tăng bài tiết insulin, là chất có tác dụng ức chế sản xuất glucose tại gan, kích thích tiêu thụ glucose ở cơ và mô mỡ.
- Giảm tiếp nhận thức ăn, do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc có vấn đề về rối loạn hấp thu.
- Tăng mức độ luyện tập, vận động.
Cách điều trị chứng hạ đường huyết thường xuyên
Với thể nhẹ
Chỉ cần cung cấp từ 10 – 15g carbohydrat uống là chỉ số đường huyết nhanh chóng trở lại bình thường.
Cần lưu ý, không xem sô cô la và kem là cách chữa bệnh hạ đường huyết, vì lượng mỡ có trong các loại thức ăn này sẽ hạn chế quá trình hấp thu đường, đồng thời sẽ là yếu tố làm tăng cân- một trong những điều cần tránh trong việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2, nhất là những người thừa cân, béo phì.
Trường hợp người bệnh đang đi trên đường, hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông mà có dấu hiệu hạ đường huyết, tốt nhất là nên lập tức lại 10 – 15 phút đợi khi đường huyết trở lại bình thường thì hãy tiếp tục công việc.
Với thể trung bình
Có thể dùng đường uống trực tiếp để can thiệp, nhưng cần thời gian dài hơn và liều dùng lớn hơn để chỉ số đường huyết trở lại bình thường. Nhiều người khuyên dùng glucagon tiêm bắp hoặc tĩnh mạch kết hợp với đường uống.
Có thể dùng glucagon tiêm bắp hoặc tĩnh mạch kết hợp với đường uống để điều trị chứng hạ đường huyết thường xuyên
Hạ đường huyết nặng
Do lúc này người bệnh mất ý thức nên không có khả năng nuốt, vì thế cho uống có thể sẽ dễ bị sặc vào đường thở. Những người trường hợp này buộc phải dùng glucagon tĩnh mạch hoặc truyền glucose ưu trương.
Thông thường, tình trạng lâm sàng sẽ tiến triển sau 10 – 15 phút tiêm glucagon và 1 – 5 phút truyền glucose. Nếu chứng hạ đường huyết đã lâu và mức đường trong máu vẫn thấp, việc phục hồi tâm thần có thể lâu hơn. Trong trường hợp này, việc có truyền đường nữa hay không phải tuỳ thuộc vào hàm lượng glucose trong máu.
Nếu hạ đường huyết thường xuyên có triệu chứng thần kinh, giai đoạn sau có thể kèm theo đau đầu, mất trí nhớ, trạng thái u mê và nôn mửa. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc an thần để điều trị triệu chứng.
Sau khi qua giai đoạn câp cứu, người bệnh nên đề phòng bằng cách tăng chế độ ăn hoặc ăn bữa ăn phụ trong ngày.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.