Trẻ bị muỗi độc đốt sưng to rất thường xuyên xảy ra do trẻ chưa biết cách phòng tránh, điều này khiến ba mẹ rất lo lắng. Việc này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người nếu gặp phải loại muỗi độc mang dịch bệnh, vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu những phương pháp phòng tránh nhé.
Hàng năm có khoảng 750.000 người trên thế giới tử vong do bị muỗi đốt, chủ yếu là do mắc những bệnh truyền nhiễm từ muỗi (trong đó đa số là trẻ em). Vì vậy việc cha mẹ lo lắng trẻ bị muỗi độc đốt sưng to nên làm gì là hoàn toàn có cơ sở. Để hạn chế bị muỗi đốt và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, chúng ta hãy tìm hiểu về những khuyến cáo của Bộ Y tế nhé.
Những biểu hiện khi bị muỗi độc đốt sưng to là gì?
Muỗi là loại động vật có số lượng lớn và xuất hiện ở mọi nơi trong căn nhà của chúng ta. Bị muỗi đốt là việc vô cùng khó chịu và nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi bản thân muỗi mang nhiều vi khuẩn và dịch bệnh, có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác.
Muỗi vằn ngày càng thích hút máu người đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai – đây là 2 đối tượng rất dễ mắc những bệnh do muỗi gây ra như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt zika…
Biểu hiện khi bị muỗi độc đốt thường sưng to gồm:
Muỗi cái là giống muỗi hút máu người, trong khi muỗi đực chủ yếu sống từ những dịch hút từ cây cỏ. Vì vậy muỗi cái được xem là loại muỗi độc, khi chúng tiếp xúc với cơ thể trong vòng 5 giây thì chúng bắt đầu hút máu và truyền nước bọt mang vi khuẩn của mình vào cơ thể người.
Muỗi thường hoạt động vào buổi tối, giữa hoàng hôn và bình minh khi không khí ẩm hơn và ánh sáng tối hơn, chúng phát hiện con mồi nhờ đánh hơi những khí carbon dioxide, mồ hôi của con người và hơi ấm tỏa ra từ con người. Vì vậy 1 số nghiên cứu cho thấy rằng những mẹ bầu là đối tượng tấn công hàng đầu của những con muỗi do “mùi hương rất thơm” thu hút những con muỗi.
Vết muỗi đốt giống như vết sưng đỏ tròn, mỗi vết xuất hiện riêng rẽ với nhau. Tuy nhiên nếu chúng ta gãi lan rộng ra thì chúng cũng dễ gây ra những vết lằn to nổi trên da hoặc lan tỏa ra những vùng xung quanh.
Thông thường khi bị muỗi độc đốt sưng to thì chúng ta chỉ bị ngứa, nổi ban đỏ và khi thoa dầu chúng có thể biến mất hoặc cũng có thể tự tiêu biến trong vòng vài giờ. Tuy nhiên đối với trẻ em khi làn da mẫn cảm và sức đề kháng yếu thì khi bị muỗi độc đốt sưng to có thể hình thành 1 số phản ứng phản vệ như:
- Nổi mề đay phồng rộp trên diện rộng.
- Bé quấy khóc do ngứa rát và thường cào vào những vùng của cơ thể gây tổn thương.
- Sốt do mắc những bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt zika. Ngoài ra còn có những loại muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản vô cùng nguy hiểm.
Việc bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, cứ đưa tay lên gãi vào vết cắn của muỗi cũng dễ gây trầy xước, thậm chí là chảy máu do bé gãi tác động mạnh lên da. Và những vết thương hở này khi chạm vào quần áo hoặc bị bụi bẩn, không khí bên ngoài bám vào có thể khiến trẻ mưng mủ nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này càng khiến bé khó chịu và ngứa hơn và có thể để lại sẹo trên làn da của trẻ.
Nên làm gì khi bị muỗi độc đốt sưng to?
Dùng dầu nóng thoa lên những vết muỗi đốt để giảm những cơn đau và ngứa hoặc với trẻ em không quen dùng dầu thì mẹ có thể dùng đá lạnh chườm lên vết đốt chừng 3 – 5 phút để giảm sưng đỏ và ngứa cho trẻ bằng cách làm tê chỗ muỗi cắn.
Với những vùng muỗi đốt như mắt, không thể dùng dầu hoặc đá chườm lạnh thì mẹ nên sử dụng nước ấm. Ngâm khăn sạch vào ngấm đều sau đó vắt khô nước rồi đặt nhẹ lên vùng mắt bé trong khoảng vài phút, nếu sau đó vẫn không giảm sưng to thì mẹ có thể thực hiện lại thêm vài lần nữa.
Mẹ nên sử dụng những loại thuốc sức muỗi đốt an toàn như Gel Bôi Côn Trùng Cắn Alpa After-Sting hoặc sử dụng một số thực phẩm tại nhà cũng có thể giảm ngứa như khoai tây hoặc muối ăn, thoa lên vết đốt cũng có tác dụng hiệu quả.
Không nên giảm ngứa do muỗi đốt bằng cách gãi ngứa, đặc biệt là đối với trẻ em vì có thể gây tổn thương da do những tác động mạnh quá đà.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ sau khi bị muỗi độc đốt sưng to mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến bác sĩ để được xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm do muỗi. Hoặc với phụ nữ có thai nếu chưa tiêm phòng zika thì cũng nên đến bác sĩ kiểm tra nếu nghi ngờ bị muỗi mang bệnh truyền nhiễm đốt.
Ngoài ra mẹ cũng nên áp dụng những phương pháp phòng muỗi và diệt muỗi để hạn chế những nguy hiểm do muỗi gây ra cho sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Một số biện pháp như diệt lăng quăng và bọ gậy xung quanh nhà, ngủ mùng và mặc quần áo dài tay trời tối cũng như giữ gìn vệ sinh và không gian xung quanh nhà sạch sẽ, thoáng mát.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.