Nhổ răng khôn xong bị hôi miệng và cách xử lý hiệu quả

Nhổ răng khôn xong bị hôi miệng là tình trạng khá nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về tình trạng này nhé!

Nguyên nhân nhổ răng khôn xong bị hôi miệng

Nhổ răng khôn xong bị hôi miệng không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó chịu này?

Quy trình nhổ răng không đảm bảo

Tình trạng nhổ răng khôn bị hôi miệng có thể do kỹ thuật hoặc dụng cụ nhổ răng không được đảm bảo. Tay nghề bác sĩ còn non kinh nghiệm hoặc bác sĩ thực hiện khâu nướu ẩu dẫn đến nướu bị lỡ, nặng hơn là vết thương trở nên viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy đi kèm với đó là tình trạng hôi miệng, sưng tấy kéo dài nhiều ngày. Nếu như không được xử lý và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Do vệ sinh răng miệng sau khi nhổ không đúng cách

Sau khi nhổ răng khôn xong sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm dẫn đến tình trạng thức ăn dễ dàng chui vào, lâu ngày sẽ gây phát tán mùi hôi. Việc vệ sinh răng miệng trực tiếp vào chỗ răng vừa nhổ là khó khăn nên chúng ta thường bỏ sót các mảng bám phía trong đó, khiến cho thức ăn có thể bị vi khuẩn phân hủy và gây mùi khó chịu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn xong bị hôi miệng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp hằng ngày của chúng ta.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nhổ răng khôn xong bị hôi miệng?

Bên cạnh những cơn đau âm ỉ không dứt khiến việc ăn uống khó khăn hơn thì việc nhổ răng khôn xong bị hôi miệng còn khiến cho việc giao tiếp trở nên kém hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy phải tìm mọi cách để khắc phục tình trạng hôi miệng nhanh chóng.

Hôi miệng có thể xuất phát từ việc nhổ răng khôn nhưng cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác (liên quan đến bệnh lý răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể). Chính vì thế, bạn nên đến nha khoa uy tín và chất lượng để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nên đến bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân hôi miệng chính xác nhất.

Nếu thấy hôi miệng kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng răng khôn mới nhổ, hãy lập tức đến bác sĩ nha khoa gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Mùi hôi miệng sẽ chấm dứt nếu bác sĩ khắc phục được tình trạng nhiễm trùng.

Nếu tình trạng hôi miệng đến từ những nguyên nhân khác (viêm lợi, sâu răng, bệnh dạ dày,…), bác sĩ sẽ đưa ra các phương hướng điều trị riêng biệt phù hợp cho bạn đối với từng nguyên nhân.

Cần lưu ý gì để phòng tránh nhổ răng khôn xong bị hôi miệng?

Để phòng tránh tình trạng nhổ răng khôn xong bị hôi miệng và các biến chứng nguy hiểm khác, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn rất quan trọng cho quá trình hồi phục. Trong những ngày đầu nhổ răng khôn, bạn không được súc miệng, đặc biệt là nước muối.
  • Không lấy lưỡi hay vật lạ chọc vào vết nhổ khiến vết thương viêm tấy, nhiễm trùng.
  • Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bạn nên chườm đá để giúp giảm đau và bớt sưng tấy. Ngày thứ hai có thể chườm ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau nhức.
  • Nên tuân thủ những hướng dẫn cụ thể của nha sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra khi nhổ răng khôn.
  • Về ăn uống, không nên ăn các loại đồ ăn cay, nóng, hoặc các chất kích thích như rượu, bia,… Đặc biệt, cần tránh các loại đồ ăn có thể gây sưng mủ hoặc sưng viêm như thịt gà, đồ nếp, hải sản hay măng tre.
  • Ngay từ đầu, nên lựa chọn những cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng sau khi nhổ răng. Đặc biệt là tình trạng nhổ răng khôn xong bị hôi miệng.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn “bỏ túi” vài bí kíp chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và có các biện pháp xử lý phù hợp khi gặp phải trường hợp nhổ răng khôn xong bị hôi miệng. Nếu như tình trạng hôi miệng hay đau nhức kéo dài và vết thương không có dấu hiệu lành thì đừng ngần ngại “book” ngay một lịch hẹn đến các phòng khám nha khoa uy tín bạn nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *