Những điều nên làm khi bị bướu cổ giai đoạn cuối

Phần lớn các bướu thuộc loại lành nhưng cũng không nên coi thường vì bướu cổ giai đoạn cuối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh bướu cổ bạn nên đi đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Như thế nào là bệnh bướu cổ giai đoạn cuối?

Tìm hiểu về bệnh bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phát triển, có hình dạng lớn hơn so với bất thường. Tuyến giáp là bộ phận nằm ở cổ, hình cánh bướm, có vai trò tạo ra hormone, kiểm soát sự trao đổi chất, huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt và trọng lượng cơ thể.

Mặc dù ban đầu bị bướu cổ bạn không cảm thấy đau nhưng bướu cổ giai đoạn cuối gây ho, viêm họng và các vấn đề về hô hấp khi bướu to lên. Việc điều trị bướu cổ dứt điểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

Nguyên nhân gây bướu cổ

Để điều trị bệnh bướu cổ giai đoạn cuối hiệu quả, tìm hiểu nguyên nhân của bệnh là điều cực kỳ quan trọng.

  • Thiếu iốt: Iốt là thành phần không thể thiếu trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, nếu thiếu chất iốt tuyến giáp sẽ phình to ra do phải làm việc nhiều hơn bình thường.
  • Rối loạn hormone tuyến giáp: Hormone sản xuất quá nhiều gây cường giáp hoặc quá ít sẽ bị bướu cổ suy giáp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng một số loại thuốc và thức ăn có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp trong thời gian dài.
  • Yếu tố di truyền: Thường bệnh bướu cổ giai đoạn cuối là do các rối loạn tuyến giáp bẩm sinh.

Biểu hiện của bướu cổ giai đoạn cuối

Bệnh bướu cổ giai đoạn cuối, bướu thường lớn và có thể nhận biết một trong những biểu hiện lâm sàng nguy hiểm như:

  • Cảm giác như có dị vật trong mắt, mắt đỏ, sưng phù, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…
  • Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao, khó thở.
  • Sốt cao 40-41 độ C; đau bụng, tiêu chảy, vàng da, rụng tóc.
  • Tay chân run nặng, kích thích, rối loạn nuốt, mê sảng, hôn mê.
  • Mệt mỏi, rối loạn tâm thần, vô cảm.

Kiểm tra sớm bệnh bướu cổ

Khi đi khám, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Những xét nghiệm bạn cần làm đa phần sẽ là một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm kháng thể
  • Siêu âm
  • Chụp hình tuyến giáp
  • Sinh thiết

Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng trên và nghi ngờ mình bị bướu cổ, hãy sớm sắp xếp thời gian đi khám đừng để bệnh tiến triển thành bướu cổ giai đoạn cuối.

Đến bác sĩ khám nếu nghi ngờ mình bị bướu cổ

Xác định phương pháp điều trị bệnh thích hợp

Có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ giai đoạn cuối, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau:

Phóng xạ iốt

Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Sau khi điều trị bệnh có thể khỏi hẳn, nhiều bệnh nhân quay về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên hoạt động của tuyến giáp có thể kém hơn trước sau khi điều trị bằng phương pháp này.

Uống thuốc

Uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên, nên giúp bướu nhỏ lại. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này đôi khi có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, ói mửa, tim đập nhanh…

Phẫu thuật

Nếu bướu cổ giai đoạn cuối đã có kích thước lớn, gây khó thở, nuốt vướng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Lưu ý, sau phẫu thuật có thể dẫn đến một số biến chứng như suy giáp và sử dụng thêm một số loại thuốc để thay thế hormone tuyến giáp.

Lưu ý trong quá trình điều trị bướu cổ giai đoạn cuối

Để việc điều trị bướu cổ giai đoạn cuối đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn cũng nên lưu ý:

  • Chế độ ăn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Khi bị bướu cổ giai đoạn cuối, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu iốt như cá biển, cua, ghẹ, ốc, rong biển… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn trứng gà, các loại đậu, ngũ cốc và rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của mình.
  • Không tự ý uống thuốc hoặc đắp thuốc vì điều này không những không giúp bệnh mau khỏi mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh căng thẳng: Với bất kỳ bệnh nào, mệt mỏi và căng thẳng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên khó điều trị hơn. Do đó, bạn hãy sắp xếp lại công việc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để việc điều trị có kết quả tốt.
  • Khám đúng lịch hẹn: Tái khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể theo dõi và điều trị kịp thời các triệu chứng phát sinh của bệnh bướu cổ giai đoạn cuối.

Nếu để tiến triển bệnh bướu cổ giai đoạn cuối sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời khi thấy những biểu hiện bất thường giai đoạn đầu của bướu cổ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *