Khi tỷ lệ mắc bướu cổ ngày một cao và đặc biệt phổ biến với phụ nữ 20-40 tuổi khiến cho nhiều chị em lo lắng liệu bị bệnh bướu cổ có sinh con được không.
Tuyến giáp là cơ quan tiết ra loại hormon cần thiết cho cơ thể người, vị trí ngay dưới trái cổ. Lượng hormon này được tuyến yên ở đáy não điều khiển. Khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ xảy ra hai trường hợp chủ yếu là cường giáp (quá nhiều hormon được tiết ra) và suy giáp (cơ thể không đủ hormon).
Đi kèm với các triệu chứng sụt cân, tim đập nhanh, khó ngủ, mắt lộ,… do rối loạn nội tiết, tuyến giáp gặp vấn đề sẽ phình to ra và lớn hơn bình thường, thường được gọi là bướu cổ.
Bướu cổ thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20-40 tuổi). Bệnh còn dễ gặp ở trẻ em. Vì vậy không ít phụ nữ mắc bệnh lo lắng bị bệnh bướu cổ có sinh con được không vì sợ con sẽ di truyền bệnh bướu cổ từ mẹ, hoặc con sinh ra không bị bướu cổ thì có sức khỏe tốt hay không.
Phụ nữ bị bướu cổ có sinh con được không
Phụ nữ đang điều trị bướu cổ có sinh con được không?
Vì bướu cổ là bệnh có liên quan đến hormon trong cơ thể, nên dù đang điều trị thì phụ nữ vẫn sẽ khó thụ thai. Khi hormon tuyến giáp giảm đi, quá trình rụng trứng sẽ bị cản trở, khả năng mang thai cũng giảm đi.
Thêm vào đó, loại hormon progesterone giữ chức năng chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh cũng là do tuyến giáp sinh ra. Thiếu đi loại hormon này, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng, hoặc nếu có thể cũng gây ra nguy cơ sảy thai nhiều hơn các phụ nữ bình thường.
Thế nhưng trên thực tế, phụ nữ dù bị bệnh bướu cổ mà được điều trị hiệu quả, duy trì được nồng độ hormon ổn định thì vẫn có thể thụ thai một cách an toàn. Chị em không cần lo lắng bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Chỉ cần lưu ý điều trị theo sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi định kì, ổn định cả trước và trong khi mang thai là có thể đảm bảo mẹ tròn con vuông.
Phụ nữ đã ngưng điều trị bướu cổ có sinh con được không?
Việc cố gắng mang thai và sinh con trong khi mang bệnh bướu cổ ở các chị em là điều hoàn toàn có thể, tuy nhiên vẫn có những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra cho cả mẹ và bé nếu không được theo dõi sát sao. Với chị em bị cường giáp, khả năng con sinh ra giống mẹ hoặc thậm chí sảy thai là rất cao.
Ngược lại với bướu cổ suy giáp, mẹ cũng sẽ lo lắng bị bướu cổ có sinh con được không bởi vì tình trạng tiền sản giật, sinh non, thiếu máu, thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng rất dễ xảy đến.
Vì vậy các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo các chị em phụ nữ chỉ nên mang thai và sinh con sau khi điều trị xong khoảng 3 năm. Sẽ rất khó khăn nếu các cặp vợ chồng trải qua thời gian điều trị dài và rất mong con, không thể chờ đợi thêm. Tuy nhiên nếu làm được bạn sẽ đảm bảo được an toàn cho thai nhi cũng như để thời gian cho người mẹ ổn định sinh lý và cân bằng dinh dưỡng.
Còn nếu các cặp đôi vẫn mong muốn có con sớm hơn, hãy cố gắng khám bác sĩ thường xuyên không chỉ theo dõi bệnh mà còn có thêm lời khuyên tốt nhất để bảo vệ cho thai nhi.
Chỉ nên sinh con sau khi điều trị bướu cổ được 3 năm.
Đang mang thai bị bướu cổ có sinh con được không?
Trong thai kì, loại hormon HCG sẽ được sản xuất và đạt đỉnh điểm sau khoảng 12 tuần. Khi đó tuyến giáp có thể bị kích thích và gây ra một số triệu chứng cường giáp như giảm cân hoặc kém tăng cân, thèm ăn liên tục, táo bón hoặc tiêu chảy, tim đập nhanh, thở nhanh, run rẩy, bồn chồn, u sưng đau ở cổ,…
Tình trạng cường giáp trong thai kì này có thể gây ra nhiều tác động không mong muốn như sinh non, thai nhi nhẹ cân, tiền sản giật,…
Tùy theo tình trạng thai phụ mà bác sĩ áp dụng các liệu pháp điều trị cường giáp thai kì khác nhau. Nếu chỉ bị cường giáp ở mức độ nhẹ thì có thể không cần điều trị hoặc chỉ cần điều trị nôn mửa và mất nước nếu cường giáp có liên quan đến chứng nôn nghén.
Còn khi tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho thai phụ để giảm hormon tuyến giáp, ngăn chặn hormon xâm nhập vào máu của bé.
Nếu các triệu chứng cường giáp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc anti-thyroid, giúp giảm hormone tuyến giáp. Cách điều trị này ngăn cản hormone tuyến giáp quá nhiều sẽ xâm nhập vào máu của bé. Tuy các loại thuốc này vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi thông qua nhau thai, nhưng việc điều trị vẫn được các bác sĩ ưu tiên để tránh hậu quả khó lường hơn, thậm chí là thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp nếu cần thiết để an toàn cho cả mẹ và bé.
Như vậy, phụ nữ trong thai kì mắc bệnh bướu cổ có sinh con được không không còn là vấn đề quá nghiêm trọng khi y học hiện nay khá phát triển. Tuy nhiên vẫn có 1% trẻ sinh ra có nguy cơ bị cường giáp.
Việc sinh con khi cơ thể người mẹ mang căn bệnh bướu cổ là điều đáng lo ngại, khiến không ít phụ nữ mắc bệnh lo lắng bị bướu cổ có sinh con được không. Dù tin tưởng vào bác sĩ nhưng sử dụng thuốc trong khi mang thai cũng là điều mạo hiểm. Có thai trong trường hợp này đã khó, bảo vệ được thai nhi và sinh con khỏe mạnh còn khó hơn. Vì con sinh ra có thể mắc bệnh như mẹ, cũng như cơ thể mẹ vẫn mang bệnh bướu cổ sau khi sinh ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con. Tốt nhất các cặp đôi vẫn nên tìm hiểu và nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ điều trị để có thể sinh con an toàn như mong muốn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.