Đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên. Tuy nhiên, quá trình đau mắt đỏ phát triển như thế nào không phải ai cũng biết.
Đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên. Tuy nhiên, quá trình đau mắt đỏ phát triển như thế nào không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi bài viết sau đây, bạn sẽ hiểu rõ thêm về căn bệnh này để có cách chăm sóc mắt và phòng tránh bệnh tốt nhất.
Đau mắt đỏ là căn bệnh rất thường gặp, nhất là vào mùa hè. Ai cũng có thể là đối tượng lây bệnh. Bệnh thường phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn khởi phát. Theo các chuyên gia, đau mắt đỏ thường do vi khuẩn và virus gây nên; tuy nhiên cũng có không ít trường hợp là do dị ứng. Nếu mắt bị viêm sưng kết mạc do dị ứng có thể sẽ tái phát thường xuyên. Vậy nên, trong quá trình chăm sóc cũng như phòng tránh, chúng ta phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với các chất dị ứng.
Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus thông thường gây nên, người bệnh sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 tuần tùy theo sức khỏe của từng người. Với trường hợp có biến chứng thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn, kéo theo đó là thời gian lành bệnh lâu hơn rất nhiều. Thậm chí nặng hơn là suy giảm hoặc mất thị lực. Quá trình bệnh đau mắt đỏ phát triển tương đương với 2 thể: thể nhẹ và thể nặng.
1. Thể nhẹ
Bệnh đau mắt đỏ thể nhẹ thường có biểu hiện đỏ mắt, gỉ mắt, sưng mắt.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ thể nhẹ thường gặp là: đỏ mắt, gỉ mắt, đôi khi gỉ mắt dính chặt vào nhau mỗi sáng thức dậy, cộm mắt, sưng mắt,…Các biểu hiện thường bắt đầu xuất hiện ở 1 mắt, sau 3 – 4 ngày sẽ xuất hiện ở mắt thứ 2. Ngoài dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ những biểu hiện này, người bệnh có thể gặp sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, nổi hạch tai,… Tùy theo mức độ biểu hiện của mắt, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân chính xác nhất.
Bệnh đau mắt đỏ thể nhẹ làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt,… Thông thường, thể nhẹ chỉ gặp ở kết mạc mi dưới. Khi nhận thấy các dấu hiệu, bạn nên đi khám đau mắt đau mắt đỏ tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tốt nhất.
2. Thể nặng
Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, thị lực của bạn bị suy giảm, cảm giác rát hoặc chói mắt khi gặp ánh sáng.
Ở thể nặng, bệnh đã lan vào lòng đen giác mạc. Các biến chứng gặp phải:
- Tổn thương giác mạc, tiên phát: thường kéo dài 2 tuần.
- Tổn thương dưới biểu mổ: thường có các biểu hiện rõ rệt sau 2 tuần phát bệnh.
- Giai đoạn di chứng: mặc dù chỉ chiếm 10% trong các trường hợp đau mắt đỏ. Tuy nhiên, mức độ rất nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị giảm thị lực hoặc loạn thị vĩnh viễn. Cách chữa trị duy nhất là phẫu thuật.
Ở mỗi giai đoạn của bệnh đau mắt đỏ thể nặng, việc điều trị cần được theo dõi kỹ càng cũng như vấn đề chăm sóc của người bệnh phải cẩn thận hơn. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tùy tiện uống thuốc hoặc làm điều gì đó có thể tổn thương mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng một số thông tin trên đây đã giúp bạn rõ hơn về quá trình bệnh đau mắt đỏ phát triển như thế nào. Bệnh tuy gây cảm giác khó chịu nhưng lành tính. Với trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tốt sẽ nhanh khỏi đau mắt đỏ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.