Tiêm uốn ván có hại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây khi phong trào “anti vaccine” và “thuận theo tự nhiên” nổi lên rầm rộ. Tuy nhiên, chính sự bài trừ thành quả khoa học vô căn cứ lại đang để lại những hậu quả rất nặng nề.
Uốn ván là tên gọi của một bệnh nhiễm trùng cấp tính do độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên. Trực khuẩn uốn ván phát triển mạnh mẽ trong điều kiện yếm khí tại vết thương, giải phóng độc tố tấn công trực tiếp hệ thần kinh cơ, gây nên những cơn co cứng cơ bắp. Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao, 10 – 80% đối với người không có sức đề kháng, còn đối với trẻ sơ sinh thì tỷ lệ này lên đến 95%.
Tiêm uốn ván có hại không?
Theo lý lẽ của những người lo lắng tiêm uốn ván có hại không thì bản chất vắc xin là những mầm bệnh nên khi đưa chúng vào trong cơ thể thì có thể gây nên những tai biến và biến chứng sinh học nghiêm trọng. Tuy nhiên, sẽ chính xác hơn nếu nói vắc xin được tạo nên từ chính mầm bệnh.
Vắc xin uốn ván được tạo nên từ chính mầm bệnh uốn ván.
Những mầm bệnh được sử dụng để chế tạo vắc xin đều đã được làm giảm độc lực hay triệt tiêu khả năng gây bệnh; chỉ tính kháng nguyên của mầm bệnh được giữ lại. Theo đó, khi đưa vắc xin vào cơ thể sẽ tạo dấu hiệu để các cơ quan miễn dịch tạo nên kháng thể tương ứng. Sau này, nếu cơ thể thật sự bị nhiễm mầm bệnh thì cũng tạo nên kháng thể phòng chống tương ứng.
Vắc xin uốn ván là loại chứa độc tố gây bệnh đã được giảm độc tính nên lo ngại việc tiêm uốn ván có hại không cũng có cơ sở. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng chỉ dừng lại ở những dấu hiệu dị ứng vắc xin như nóng sốt, sưng tấy chỗ tiêm, ê nhức mình mẩy… Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng sẽ được cải thiện. Còn những lo lắng như sẽ bị nhiễm chính mầm bệnh uốn ván được tiêm vào cơ thể là vô căn cứ vì vắc xin chỉ chứa độc lực trực khuẩn Clostridium tetani.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván
Tiêm uốn ván có hại không? Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng có thể gây nên những phản ứng dị ứng. Vì vậy, những người bị dị ứng với độc tố uốn ván thì nên cẩn trọng khi tiêm vắc xin. Ngoài ra, những người đang mắc bệnh cấp tính, bị nhiễm trùng, điều trị hóa chất, có sức khỏe yếu hay mắc hội chứng suy giảm miễn dịch thì cần phải điều chỉnh liều lượng và chiến lược sử dụng vắc xin.
Vì tác dụng phụ có thể gây dị ứng nên bạn cần phải có chỉ định đầy đủ khi muốn tiêm uốn ván. Mỗi vắc xin cụ thể đều có tác dụng phòng chống những căn bệnh cụ thể trên những đối tượng cụ thể. Nếu không thì vẫn có nguy cơ biến chứng khi sử dụng vắc xin uốn ván.
Trong quá trình tiêm uốn ván, bạn cần lưu ý sử dụng đủ lần, đủ liều thì mới tạo được kháng thể phòng bệnh. Cần phải tuân thủ đúng và đủ lịch tiêm chủng để tạo đủ trí nhớ miễn dịch cho cơ thể. Càng tham gia đủ, bạn càng có ít nguy cơ nhiễm bệnh.
Ai là người cần tiêm phòng uốn ván?
Những đối tượng sau thì không nên lo ngại về việc tiêm uốn ván có hại không mà hãy chủ động đến trung tâm y tế để được tiêm phòng đầy đủ.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
Những người trong giai đoạn sinh sản từ 15 – 44 tuổi thì nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho con. Sau 5 mũi tiêm, bạn sẽ có khả năng đề kháng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ. Vắc xin có hiệu lực 98 – 100%.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng uốn ván.
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cũng nên tiêm uốn ván. Bạn chỉ cần tiêm 2 mũi là có thể bảo vệ cho bản thân và đứa bé khỏi căn bệnh uốn ván. Lưu ý rằng mỗi mũi tiêm nên cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi thứ 2 cách khi sinh ít nhất 15 ngày.
Nên thực hiện tiêm uốn ván lần đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong lên đến 98%. Vì thế, cha mẹ nên thực hiện tiêm phòng uốn ván cho con theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Mũi vắc xin 3 trong một phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván là vào lúc bé 2 tháng tuổi. Các mũi tiêm sau là mũi nhắc lại.
Những người có nguy cơ mắc bệnh
Do nghề nghiệp đặc thù, một số người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao. Đó là những người làm vườn, người làm trên nông trường, người chăn nuôi, công nhân vệ sinh cống và công nhân xây dựng trên các công trường.
Họ cần được tiêm chủng ít nhất 3 liều trong vòng nửa năm có tác dung phòng bệnh kéo dài 5 năm. Sau khoảng 5 – 10 năm thì tiêm mũi nhắc lại giúp kéo dài tác dụng bảo vệ lên suốt đời.
Người bị vết thương hở
Nếu người đó đã tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm hoặc đã tiêm liều cơ bản thì không cần phải tiêm phòng nữa. Tuy nhiên, nếu đã vượt quá 5 năm và nghi ngờ bị phơi nhiễm thì cần tiêm vắc xin ngay.
Hy vọng với những thông tin trên thì mối băn khoăn về tiêm uốn ván có hại không đã được giải đáp. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy share về cho bạn bè cùng đọc nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.