Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Tìm hiểu bệnh đau mắt đỏ truyền qua đường nào giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Tìm hiểu để biết các tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đau mắt đỏ truyền qua đường nào khi xâm nhập vào cơ thể.
- Virus: là nguyên nhân gây bệnh chiếm đa số. Trong đó khoảng 65% – 90% là do Adenovirus ở các trường hợp cấp tính.
- Vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza, liên cầu, tụ cầu, phế cầu … có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời.
- Dị ứng: là nguyên nhân khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.
Bệnh đau mắt đỏ truyền qua đường nào?
Bệnh đau mắt đỏ truyền qua đường nào thường là do nguồn lây là virus. Virus đau mắt đỏ có rất nhiều trong nước mắt và dử mắt người bệnh thông qua các đường:
- Lây qua các vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, vật dụng cá nhân, cầm nắm vào các đồ vật với người bệnh. Nhà trẻ, trường học, cơ quan, nơi công cộng… là những môi trường khiến bệnh lây lan rộng rãi.
- Lây qua đường hô hấp: người bị đau mắt đỏ trong nước mắt có chứa rất nhiều virus bệnh rất dễ lây lan lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân hoặc khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.
Thói quen dụi mắt rất dễ làm bạn bị lây bệnh đau mắt đỏ
Phòng ngừa đau mắt đỏ lây truyền bằng cách nào?
Tình trạng đau mắt đỏ dễ diễn biến thành dịch bởi vì tốc độ lây lan rất nhanh của nó.Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên. Thời gian khỏi bệnh thường phụ thuộc vào sức đề kháng và khả năng chăm sóc của người bệnh. Biết được bệnh đau mắt đỏ truyền qua đường nào sẽ có cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả.
- Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày, dùng riêng khăn mặt, tốt nhất nên giặt khăn bằng xà phòng và phơi khăn ngoài nắng.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khi ra đường.
- Rửa sạch mắt hàng ngày bằng dung dịch nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9%.
- Không lấy tay dụi mắt, che miệng – mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
- Người bệnh cần được điều trị cách ly, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý nhưng tốt nhất là đến ngay bác sĩ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
- Người bình thường cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang, không dùng chung đồ dùng với người bị đau mắt. Đặc biệt khi có dấu hiệu sốt cao, ho, chảy nước mũi thì nên đi khám ngay.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người bị đau mắt đỏ.
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.