Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả

Nhiều người hoài nghi về hiệu quả của các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không. Liệu rằng thảo dược này có mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ?

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không đã được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Thế nhưng, phương pháp dùng lá trầu không có thực sự hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt không? Có bao nhiêu cách dùng thảo dược này để trị bệnh trĩ? Qua các nội dung được cung cấp trong bài, bạn sẽ tự mình trả lời được các thắc mắc trên.

Hoạt chất trong lá trầu không có công dụng gì đối với việc chữa bệnh trĩ?

Lá trầu không là một loại cây khá quen thuộc đối với chúng ta. Dược liệu này có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm nhẹ. Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất Betel-phenol, Chavicol, chất chống oxy hóa và Phenolic. Trong đó, Betel-phenol có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, làm co búi trĩ. Phenolic có hiệu quả trong việc kháng viêm, khử trùng vết thương. Các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giảm đau dạ dày, ngăn ngừa chứng táo bón,… Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không có thể thực hiện dễ dàng, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao.

Chính bởi những tác dụng trên đã giúp lá trầu không là một trong những dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không đều không gây tác dụng phụ, không tốn kém nhiều chi phí. Nhưng bù lại người bệnh cần phải kiên trì thực hiện cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không trong thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

Ngâm hậu môn trong nước lá trầu không

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không đơn giản và dễ thực hiện nhất là ngâm hậu môn với nước lá trầu không. Các tinh chất có trong lá trầu không sẽ hòa lẫn với nước khi đun sôi. Phương pháp ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp kích thích tuần hoàn máu, tránh ứ đọng máu ở vùng hậu môn gây áp lực cho các mao mạch tại vị trí này. Từ đó, búi trĩ sẽ dần co lại và không phát triển thêm, các cơn đau rát, khó chịu hoặc ngứa ngáy cũng giảm dần.

Ngâm hậu môn vào trong nước lá trầu không là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không.

Đầu tiên, bạn rửa sạch một nắm lá trầu không với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó đun lá trầu không với 4 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì cho vào chậu nhỏ để nguội bớt. Tiếp theo, bạn ngâm vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ vào chậu nước lá trầu không còn ấm tầm khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn cách này mỗi ngày 1 đến 2 lần trong vòng 4 tuần.

Giã nát và đắp lá trầu không lên búi trĩ

Một cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không nhanh chóng khác là bạn giã nát lá trầu và đắp trực tiếp lên búi trĩ. Đối với phương pháp này bạn chỉ nên thực hiện mỗi ngày một lần, duy trì liên tục trong một tuần. Bước đầu tiên bạn cũng rửa sạch lá trầu không bằng nước muối. Sau đó, lấy chày giã nát lá trầu với một ít muối. Tiếp theo, bạn lấy phần nước bôi lên búi trĩ, còn phần bã đắp lên xung quanh vùng hậu môn và các vị trí đau rát, khó chịu. Bạn dùng băng gạc hoặc vải sạch cố định lại khoảng 20 phút. Cuối cùng, bạn rửa sạch hậu môn với nước ấm.

Xông hơi lá trầu không với các thảo dược khác

Ngoài sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể áp dụng xông lá trầu không chữa bệnh trĩ kết hợp cùng các dược liệu khác như hạt gấc, bồ kết,… để tăng hiệu quả trong việc điều trị. Bạn cần chuẩn bị một vài lá trầu không, hạt gấc và bồ kết. Bạn cho tất cả nguyên liệu đã được làm sạch bụi bẩn vào nước và đun sôi lên. Khi nước sôi, bạn tắt bếp và cho vào chậu nhỏ và tiến hành xông hơi vùng hậu môn. Lúc nước nguội, bạn có thể tận dụng nước này để rửa sạch hậu môn mỗi khi đi vệ sinh.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không 

Để lá trầu không phát huy tốt việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, khi áp dụng các phương pháp trên, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn lá trầu không còn tươi, tránh dập nát, úa vàng.
  • Lá trầu không cần phải được sơ chế sạch sẽ để tránh gây ra viêm nhiễm khi dùng để đắp, xông, ngâm vùng hậu môn.
  • Trong quá trình vệ sinh hậu môn, tránh rửa quá sâu bên trong để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Cần kết hợp thêm việc ăn uống nhiều chất xơ, rau củ quả, tránh thức ăn cay nóng và đồ đóng hộp trong quá trình áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không.
  • Khi có dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ, ngoài việc áp dụng các cách chữa bệnh trĩ trên, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp.
Bên cạnh áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không, bạn cần ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, chất xơ,  xây dựng lối sống lành mạnh.

Trên đây là tổng hợp một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không. Hy vọng rằng qua các nội dung hữu ích trong bài sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng bệnh trĩ của mình. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tích cực sẽ giúp cho việc chữa trị đạt được nhiều kết quả tích cực hơn.

Nguồn: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *