Trong cuộc sống, ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Tìm hiểu về Gừng
Tên khác: Khương – Sinh khương (củ gừng tươi) – Can khương (củ gừng khô)
Cách trồng: Trồng bằng củ mầm vào mùa xuân, nơi đất xốp nhiều mùn ẩm.
Bộ phận dùng: Củ
Thu hái, chế biến: Sinh khương đào lấy củ vào mùa hạ và mùa thu cắt bỏ rễ con, rửa sạch (muốn giữ tươi lâu, cho vào chậu phủ kín đất lên)
Chế can khương: Đào lấy củ gừng già đã có xơ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, đồ chín, phơi khô,…
Công dụng:
- Gừng tươi: Dùng chữa cảm mạo, nôn mửa, ho có đờm, bụng đầy chướng. Giải độc do bán hạ, thiên nam tinh, cua cá…
- Gừng khô: Dùng chữa đau bụng hàn, thổ tả, chân tay lạnh, mạch yếu, phong hàn thấp, ho suyễn, ho ra máu
Liều dùng:
- Gừng tươi: 3 – 10g/ngày
- Gừng khô: 3 – 8g/ngày
Bài thuốc ứng dụng của Gừng
Bài 1. Chữa ỉa chảy mất nước, mạch nhỏ yếu, người mệt, chân tay lạnh, mồ hôi toát ra.
Gừng khô 60g Nhục quế 60g
Gừng tươi 40g Đại hồi 100g
Rượu trắng 400ml
Tán nhỏ, ngâm rượu mỗi lần uống 10 – 20 ml, ngày uống 3 – 4 lần. Uống đến khi ngừng ỉa chảy thì thôi (dùng cho người lớn)
Bài 2. Chữa: Cảm cúm nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi.
Gừng sống giã nhỏ 12g
Tóc rối một ít
Rượu trắng 400 50ml
Tất cả đem xào nóng, chà xát khắp người vào chỗ đau mỏi.
Bài 3. Chữa nôn mửa
Dùng gừng sống nhấm từng ít một, nuốt nước cho đến khi hết nôn