Cấu tạo Khớp gối và các bệnh thường gặp ở khớp gối

1. Vị trí của Khớp gối

Theo cấu tạo cơ thể, khớp gối nằm ở vị trí trung tâm tiếp giáp và liên kết 3 trục xương chính: Xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân giúp đầu gối nâng đỡ trọng lượng toàn cơ thể.

Khớp gối đóng vai trò như một khớp bản lề, hoạt động nhờ sự phối hợp của hệ thống gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp phức tạp, bởi vậy đây cũng là bộ phận dễ bị chấn thương và cần lưu ý bảo vệ đặc biệt.

2. Cấu tạo của Khớp gối

Cấu tạo khớp gối bao gồm 3 thành phần cơ bản:

  • Cấu trúc xương: xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm chày.
  • Lớp sụn bao bọc đầu xương: giúp giảm ma sát trong quá trình vận động cơ thể.
  • Hệ thống dây chằng bên: nằm ở ngoài khớp gối, gồm các dây chằng bên trong và bên ngoài, có nhiệm vụ giữ cho khớp gối ổn định khi chuyển động xoay hoặc xoắn vặn.
  • Hệ thống dây chằng chéo: nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X giúp đan chặt cố định các khớp xương, gân, cơ ở vùng đầu gối, giúp chúng không bị trượt ra trước hay ra sau quá mức.

Trong các thành phần thì hệ thống dây chằng khớp gối là dễ bị tổn thương nhất. Các nhóm dây chằng giúp giữ cho hệ thống xương khớp gối vững chắc, cố định với nhau, không bị tách rời khi đi lại và chạy nhảy.

3. Chức năng của Khớp gối

Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và hỗ trợ cho các hoạt động di chuyển, đi lại. Vì khớp gối là một khớp khá lỏng lẻo nên trong quá trình tập luyện, vận động thể thao rất dễ chịu các tổn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng chéo khớp gối, tổn thương sụn, gãy xương…trong đó đứt dây chằng chéo trước là chấn thương hay gặp nhất.

Đối tượng thường gặp chấn thương gối là những người hay tham gia các hoạt động thể thao di chuyển nhiều với cường độ cao, như bóng đá, tennis, cầu lông,… và cả những người lao động nặng nhọc.

4. Các bệnh thường gặp

  • Thoái hóa khớp gối

5. Những vấn đề cần lưu ý

Khớp gối là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận động của cơ thể. Để tránh mắc các bệnh liên quan đến vùng này, chúng ta cần lưu ý các biện pháp bảo vệ vùng gối như sau:

  • Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: ngồi gác chéo chân; ngồi xổm, quỳ gối, khuân vác vật nặng, gánh cử tạ ở mức thấp…đều khiến khớp gối chịu lực về lâu dài có thể khiến khớp gối nhanh bị thoái hóa.
  • Đối với phụ nữ, nếu có thể hãy chọn giày có gót thấp nhất có thể. Nếu đi giày cao hơn 3cm sẽ khiến người bị đẩy về phía trước và khó giữ thăng bằng, tăng áp lực lên khớp gối.
  • Thường xuyên tập các bài tập tăng cường hoạt động của chi dưới như: đứng lên ngồi xuống, duỗi thẳng và xoay tròn khớp gối, nâng chân, căng bắp chân, các động tác chuyên biệt trong yoga…giúp tăng cường sức mạnh khớp gối, giảm đau tức thì.
  • Nên giữ ấm đầu gối vì phần này thiếu sự bảo vệ của cơ, thịt và mỡ nên ít được cung cấp nhiệt năng, không nên để đầu gối bị quá lạnh hoặc ẩm vào mùa đông.
  • Chú ý chọn giày ôm vừa chân để tạo sự thăng bằng thật tốt. Người tập thể thao nên mang giày đúng loại thiết kế cho từng môn, việc sử dụng các loại giày sai cách có thể làm đau bắp chân, đôi khi gây đau gối.
  • Đối với những người đã mắc các chứng bệnh về khớp gối thì có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu: bấm huyệt, châm cứu, tắm bùn, suối khoáng để đả thông kinh lạc, giảm đau xương khớp nhanh chóng.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *