1. Tổng quan về Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành
Tên khoa học: Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành
Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành là sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc đối quang i-ốt để làm hiện hình hệ thống động mạch vành, cấu trúc buồng tim và van tim trên hình ảnh cắt lớp. Do động mạch vành có kích thước nhỏ và co bóp liên tục của tim, chuyển động của hô hấp vì vậy để đánh giá tốt hệ thống động mạch vành cần được chụp ở hệ thống máy có độ phân giải không gian và thời gian cao, hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam để chụp cắt lớp vi tính động mạch vành thường sử dụng hệ thống máy 64 dãy đầu dò hoặc cao hơn (128, 256, 320 dãy,…)
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Hen phế quản
- Viêm da cơ địa
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
- Tình trạng đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên.
- Cơn đau thắt ngực ổn định: Chụp động mạch vành nhằm xét can thiệp khi các thăm dò không xâm lấn thấy nguy cơ cao hoặc vùng thiếu máu cơ tim rộng, hoặc người bệnh đã được điều trị tối ưu nội khoa không khống chế được triệu chứng.
- Có thể chỉ định ở những người bệnh nghi ngờ có bệnh mạch vành hoặc đã biết trước có bệnh mạch vành.
- Chụp động mạch vành kiểm tra trước phẫu thuật tim, mạch máu lớn ở người lớn tuổi (nam > 45; nữ > 50).
- Chụp động mạch vành kiểm tra trước những phẫu thuật không phải tim mạch ở những người bệnh nghi ngờ bệnh mạch vành.
- Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện.
- Tình trạng đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành.
- Suy tim không rõ nguyên nhân.
- Chụp động mạch vành kiểm tra những bất thường động mạch vành khi trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành thấy có bất thường
- Những người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩ-thất,…).
- Một số trường hợp đặc biệt khác (nghề nghiệp, lối sống nguy cơ cơ cao; kết hợp thăm dò khác,…)
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân đang nhiễm khuẩn nặng.
- Có tiền sử sốc với thuốc cản quang hoặc hải sản.
- Bệnh nhân suy thận nặng (chức năng thận <30ml/phút/m2) hoặc có nồng độ creatinine máu cao
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
- Thận trọng với bệnh nhân hen suyễn nặng, cường giáp điều trị chưa ổn định.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Thủ thuật chụp bằng máy chụp cắt lớp đa dãy có thể hoàn tất trong thời gian ngắn.
- Bệnh nhân không cần lưu viện sau khi thực hiện thủ thuật.
- Phát hiện bệnh mạch vành với dộ chính xác trên 90%.
Nhược điểm:
- Sau khi quét thực tế, mất khoảng 1-2 giờ để xử lý hình ảnh
- Bệnh nhân phải có nhịp tim đều và có thể nhịn thở trong khoảng 10 giây cho mỗi lần chụp bằng máy chụp cắt lớp thế hệ mới nhất.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch vành vẫn luôn có những nguy cơ xuất phát chủ yếu từ phơi nhiễm với tia xạ và dùng thuốc cản quang.
4. Quy trình thực hiện
Bước 1: Tư thế người bệnh
- Người bệnh nằm ngửa
- Đặt đường truyền tĩnh mạch đủ lớn (18G) và nối với bơm tiêm điện
- Lắp cổng điện tâm đồ (ECG).
- Kiểm tra nhịp tim trên màn hình tại máy chụp.
Bước 2: Chụp định vị
- Chụp động mạch vành thông thường: chụp từ chạc ba khí phế quản tới hết đáy
- Chụp mạch vành với cầu nối (bypass graft): trường chụp từ đỉnh phổi tới hết đáy
Bước 3: Chụp trước tiêm thuốc và tính điểm vôi hóa
- Tiêm thuốc đối quang i-ốt sử dụng kỹ thuật “Test bolus” hoặc “bolus tracking” mục đích để xác định thời điểm thuốc đạt nồng độ cao nhất tại gốc động mạch chủ.
- Lượng thuốc đối quang i-ốt thường sử dụng từ 70-100 ml ( tùy thuộc vào loại thuốc đối quang i-ốt: hàm lượng iod và chỉ số BMI của người bệnh). Tốc độ tiêm: 4-5ml/giây. Phối hợp với dùng nước muối sinh lý để giảm bớt tổng liều thuốc, ngấm thuốc mạch máu tốt hơn và giảm bớt nhiễu ảnh từ tim phải.
- Độ dày lớp cắt tùy thuộc theo từng loại máy (16, 32, 64 dãy…) và từng hãng máy.
- Tái tạo hình ảnh: thường tái tạo độ dày 0,75/0,4mm, có thể tái tạo 0,6/0,3mm tuy nhiên càng mỏng ảnh càng nhiễu. Thường tái tạo ở khoảng 65-70% của chu chuyển tim (khoảng R-R) đối với các trường hợp nhịp tim thấp. Xử lý hình ảnh tại trạm làm việc (trạm làm việc) trên các chương trình tái tạo đa bình diện (3D MPR), tái tạo theo tỷ trọng tối đa (MIP) và tái tạo theo thể tích (VRT)…
Bước 4: Nhận định kết quả
- Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám
- Phát hiện được tổn thương nếu có
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Phản ứng phụ với thuốc hạ nhịp tim có thể gây tụt huyết áp.
- Phản ứng xảy ra sớm < 1h sau tiêm thuốc cản quang: dị ứng, ói, phù thanh quản, sốc phản vệ.
- Trong vòng 1h đến 7 ngày có thể bị sẩn đỏ, sưng, ngứa da
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Có thể xảy ra sốc phản vệ
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có.
- Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
- Sau khi chụp xong: uống nước nhiều trong vòng 1 – 2 ngày để thuốc cản quang thải hết qua nước tiểu.
- Không chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có tiêm thuốc cản quang cho người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang trước đây, người suy thận với độ lọc cầu thận < 30ml/phút/m2, người bị cường giáp chưa điều trị ổn định.
Nguồn: Vinmec