Đại tràng nằm ở đâu và có chức năng gì?

1. Vị trí của Đại tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn, là một bộ phận vô cùng quan trọng nằm trong ổ bụng.

Uốn lượn thành một hình khung. Khung đại tràng gồm đại tràng phải bắt đầu từ manh tràng nơi ruột non đổ vào ruột già (rất ngắn) đi lên. Nối với đại tràng ngang đổ xuống đại tràng trái, và cuối cùng là đại tràng xích-ma (rất ngắn) nối với trực tràng.

Đại tràng là đoạn ruột trong hệ tiêu hóa. Trong cơ thể mỗi người và mỗi giới thì đại tràng có kích thước khác nhau, chiều dài có thể đạt tới 1m9cm, trung bình của người Việt Nam dài 1m48cm. Chiếm khoảng ⅕ chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

2. Cấu tạo của Đại tràng

Đại tràng chia làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng giữ cho các chất trong ruột già không chảy ngược lại lên ruột non.

2.1 Manh tràng

Hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, vị trí của nó nằm ở ngay phía dưới của hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng được liên kết với ruột thừa có hình dạng gần giống với ngón tay. Với người trưởng thành chiều cao trung bình sẽ rơi khoảng 9cm và đường kính khoảng 0,5 đến 1cm

Ruột thừa được coi là di tích còn sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Cách xác định gốc ruột thừa là nó nằm ở giữa đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải. Dựa vào có thể xác định cơn đau bụng có phải là đau ruột thừa hay không.

2.2 Kết tràng

Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích-ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên phải ổ bụng cho đến khi gặp gan chỗ gặp gỡ nó uốn cong gọi là phải góc gan. Sau đó nó trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đi đến gần lách ở bên trái, nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống chỗ uốn cong gọi là góc trái hay góc tụy. Khi đến khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích-ma. Ruột kết là phần đầu của ruột già, tại đó chất cặn bã tới kết tràng xích-ma, trực tràng rồi thải ra ngoài.

2.3 Trực tràng

Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng, dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Gồm 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.

3. Chức năng của Đại tràng

Đại tràng có chức năng chính là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Giữ phân cho đến khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối của đại tràng gần hậu môn.

Tổng hợp protein

Rất nhiều vi khuẩn có mặt ở phần đầu ruột già. Dưới tác dụng của vi khuẩn, một số vitamin được tạo ra như vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin. Một số khí cũng được sinh hơi trong ruột già. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng vitamin K trong thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp.

Tiết dịch đại tràng

Môi trường kiềm ở đại tràng, tiêu hóa tiếp những phần không tiêu hóa được trong môi trường acid ở dạ dày- ruột non. Niêm mạc đại tràng cũng tiết ra một lượng dịch rất nhỏ tính kiềm dùng để bảo vệ niêm mạc ruột và làm mềm phân.

Chức năng bài tiết

Niêm mạc đại tràng chủ yếu là các tế bào nhầy bài tiết chất nhầy. Chất nhầy được bài tiết khi thức ăn chạm vào các tế bào nhầy hoặc tế bào nhầy bị kích thích bởi phản xạ ruột tại chỗ. Chất nhầy bảo vệ thành ruột khỏi bị trầy xước, khỏi tác hại của vi khuẩn có rất nhiều trong phân và làm cho phân dính với nhau. Ngoài ra ở đường tiêu hóa cũng là nơi bài tiết những chất tồn dư của cơ thể và các loại thuốc sau khi uống.

Chức năng hấp thu

Hấp thu xảy ra ở nửa đầu của ruột già. Khả năng hấp thu của niêm mạc ruột già rất lớn. Tiếp tục hấp thu nước từ ruột non đưa vào thận, cô đặc và làm khuôn thải bã thành phân để thải ra ngoài. Ngoài ra đại tràng còn hấp thu nước khoáng và các nguyên tố khác.

Nếu sự vận động của đại tràng giảm, những thứ tồn đọng trong ruột lâu, hấp thu nước tương đối nhiều thì phân sẽ bị khô cứng lại, dẫn tới tình trạng táo bón. Nếu sự vận động quá nhanh của chất phân trong đại tràng (ví dụ như viêm ruột cấp) niêm mạc ruột già bài tiết một số lượng lớn nước và các chất điện giải để pha loãng các yếu tố kích thích và đẩy phân nhanh về phía trực tràng. Kết quả làm bệnh nhân bị ỉa chảy, mất nước và điện giải. Nhưng ỉa chảy cũng giúp đẩy hết các yếu tố kích thích ra khỏi cơ thể và làm bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.

4. Các bệnh thường gặp

  • Viêm đại tràng
  • Ung thư đại tràng

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *