Khớp háng có cấu trúc thế nào?

1. Vị trí của Khớp háng

Khớp háng là khớp hoạt dịch, hình chỏm cầu nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống các dây chằng. Đây là một khớp sâu và là khớp duy nhất trong cơ thể có sự cử động cũng như sự vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học.

2. Cấu tạo của Khớp háng

Khớp háng giải phẫu: Hệ thống xương của khớp háng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu. Đây là một khớp tròn rất vững chắc, ngoài ra trong khớp có áp suất âm nên phải có một lực khá mạnh tác động thì khớp mới trật ra được. Độ lõm của khớp phụ thuộc vào chỏm xương đùi. Sụn khớp của ổ chảo có hình móng ngựa, dày phía trên do phải chịu lực nặng khi di chuyển (1,75mm-2,5mm), mỏng nhất ở phía sau trong (0,75mm-1,25mm).

  • Ổ chảo có sụn viền giống như sụn viền khớp vai, sụn viền làm cho ổ chảo sâu hơn và làm khớp háng được vững hơn. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của ổ chảo (6,4mm ± 1,7mm) và dày nhất ở phía trên dưới của ổ chảo (5,5 mm ± 1,5 mm).
  • Chỏm xương đùi bằng 2/3 hình cầu nhưng không tròn hoàn toàn như hình cầu. Chỏm xương đùi hướng lên trên và đi vào trong, ở gần đỉnh của chỏm cầu có hõm để dây chằng chỏm đùi bám vào. Ở người Châu Á, đường kính chỏm xương đùi từ 40mm- 52mm, ở người Châu Âu, đường kính từ 45mm-56mm. Chỏm xương đùi được bao bởi một lớp sụn khớp trừ vùng có dây chằng tròn, nơi dày nhất của lớp sụn là ở phía bên trong hơi sau ( dày khoảng 2,5mm), đây là nơi chịu nhiều lực khi hoạt động. Cổ xương đùi dài khoảng 3cm-5cm ở người lớn, góc cổ thân khi mới sinh ra hơn 1500  khi trưởng thành 125± 50. Ở mặt phẳng ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 150.
  • Bao khớp háng gồm hai lớp là bao xơ và bao hoạt dịch. Bao xơ bám vào vành ổ cối và mặt ngoài sụn viền ở phía xương chậu, còn ở phía xương đùi bao xơ phía trước bám vào đường gian nấu, phía sau bám vào đường nối ⅓ ngoài và ⅔ trong cổ xương đùi. Bao hoạt dịch phủ mặt trong của bao xơ và sụn viền. Ở ổ cối, bao hoạt dịch bọc dây chằng chỏm đùi nên dây chằng chỏm đùi nằm trong bao xơ và nằm ngoài bao hoạt dịch. Ở xương đùi,bao xơ bám vào xương đùi, bao hoạt dịch lật lên bọc xương đùi tới rìa sụn khớp.

Hệ thống dây chằng gồm có dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.

  • Dây chằng trong bao khớp đi từ chỏm cầu xương đùi vá bám vào hai mép của khuyết vành ổ cối và dây chằng ngang, ở phía trong dây chằng chỏm đùi có động mạch đi từ hố ổ cối để nuôi chỏm xương đùi.
  • Dây chằng ngoài bao khớp: ở mặt trước của hai dây chẳng gồm dây chằng chậu đùi và dây chằng mu đùi, dây chằng chậu đùi đi từ đai chậu trước dưới đến đường gian mấu xương đùi tạo thành hình tam giác có hai cạnh dày hơn. Còn dây chằng mu đùi đi từ ngành trên xương mu đến mấu bé xương đùi. Mặt sau có một dây chằng là dây chằng ngồi đùi đi từ xương ngồi đến mấu chuyển bé xương đùi.

Khớp háng chịu một lực rất lớn khi di chuyển chịu lực. Khớp háng có thể chịu được các lực này một phần là do các sớ xương được sắp xếp theo các đường chịu lực, các sớ xương này không có khi mới sinh ra, khi trưởng thành thì các sớ này ngày càng nhiều lên và khi lớn tuổi thì cùng với mức độ loãng xương, các sớ này mất dần.

Các cơ khớp háng được chia làm 3 nhóm theo chức năng là gập- duỗi, dang- áp, xoay tròn- xoay khớp háng. Các cơ lớn cần chú ý là cơ thắt lưng chậu gập khớp háng, cơ mông lớn duỗi khớp háng, cơ mông trung gian khớp háng, cơ khép dài khép lớn áp khớp háng.

3. Chức năng của Khớp háng

Khớp háng giúp làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể cùng khớp đùi và khớp gối. Khớp háng chịu lực tác động rất lớn khi đi đứng, chạy nhảy.

Khớp háng có vai trò quan trọng trong các hoạt động hằng ngày và các hoạt động thể dục thể thao liên quan đến chi dưới như chạy, nhảy, đá,…

4. Các bệnh thường gặp

  • Thoái hóa khớp háng
  • Hoại tử chỏm xương đùi

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *