1. Vị trí của Màng trinh
Màng trinh ở đâu?
Rất nhiều người thắc mắc màng trinh nằm đâu trong cơ quan sinh dục của phụ nữ. Thật ra
màng trinh đơn giản là một lớp màng mỏng nằm trong cửa âm đạo, cách cửa âm đạo từ 1-2cm. Màng trinh che chắn lối vào âm đạo của người phụ nữ, trên bề mặt sẽ có một lỗ nhỏ hỗ trợ cho việc thoát kinh nguyệt trong chu kỳ nguyệt san. Tùy cơ địa của từng người mà lớp màng này có thể có nhiều hình dạng, độ dày mỏng khác nhau.
2. Cấu tạo của Màng trinh
Màng trinh thường là một màng mỏng manh màu hồng chắn ngay cửa âm đạo phụ nữ. Thế nên màng trinh rất dễ rách do va chạm trong quá trình giao hợp, chơi thể thao mạnh, tác động vào khu vực vùng kín hoặc chấn thương tầng sinh môn…
Hình dạng và kích thước cửa mình của mỗi người đều khác nhau tùy theo đặc tính cơ thể mỗi người. Đã có không ít trường hợp phụ nữ sinh ra đã không có màng trinh, trong khi một số khác lại có màng trinh đóng kín che toàn bộ cửa vào âm hộ, những trường hợp này cần được tiến hành tiểu phẫu để giúp kinh nguyệt có lối thoát ra ngoài. Một số phụ nữ khác lại có màng trinh dày bất thường, do đó họ cũng cần được làm thủ thuật mở màng trinh để tránh đau đớn khi giao hợp. Một số thiểu số lại có màng trinh thuộc loại co giãn được, sẽ khó bị rách dù đã quan hệ tình dục.
Màng trinh nguyên vẹn sẽ có một số hình thái như sau:
- Màng trinh hình tròn: bao bọc hoàn toàn âm đạo theo hình bầu dục. Khi bị xâm phạm màng trinh hình tròn sẽ bị rách theo đường ly tâm và gây chảy máu nhiều hơn những loại màng trinh khác..
- Dạng hình khuyên: bề mặt màng trinh là một lổ hình tròn bao lấy miệng âm đạo. Là loại màng trinh phổ biến thường thấy nhất ở các thiếu nữ. Khi chịu lực tác động mạnh, màng này sẽ có xu hướng rách dọc theo đường chỉ thẳng đứng.
- Dạng vách ngăn: bề mặt màng trinh có 2 lỗ nhỏ ngăn cách.
- Dạng hình xốp hoặc hình lỗ: bề mặt màng trinh là nhiều lổ rất nhỏ li ti.
Đối với những người đã quan hệ hoặc đã sinh con, màng trinh sẽ bị rách để lộ cửa đạo mở rộng, ven thành cửa mình có thể còn dư lại tàn tích của màng trinh cũ.
3. Chức năng của Màng trinh
Hiện nay chức năng của màng trinh vẫn đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Tuy không phải là bộ phận trọng yếu trong hệ sinh dục nữ giới nhưng màng trinh được cho là có một số tác dụng cơ bản:
- Ngăn ngừa bụi bẩn: Vì nằm chắn ngay lối vào âm đạo nên màng trinh giống như tấm lưới ngăn ngừa bụi bẩn, dị vật từ môi trường bên ngoài tác động vào sâu bên trong âm đạo.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ còn trinh thì tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín sẽ thấp hơn những người không còn trinh vì lớp màng này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
- Thông qua lỗ ở bề mặt màng trinh, máu kinh nguyệt được lưu thông thoát ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, chức năng của màng trinh còn là giúp điều tiết lượng dịch nhầy ở “vùng kín” hài hòa hơn với môi trường âm đạo.
4. Những vấn đề cần lưu ý
Dưới góc độ y khoa thì màng trinh chỉ là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục, là một lớp màng mỏng che trước cửa âm đạo, khi có những biểu hiện bất thường thì có thể thực hiện những thủ thuật để can thiệp, tác động và loại bỏ. Tuy nhiên theo quan điểm truyền thống thì vẫn còn nhiều người nặng nề với vấn đề trinh tiết của phụ nữ, coi tấm màng mỏng manh đó là thước đo để đánh giá phẩm hạnh của một người con gái. Những nhận định khắt khe này khiến cho không ít chị em phụ nữ cảm thấy mất tự tin và lo lắng.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại và các phương pháp thẩm mỹ y khoa tiên tiến, tiểu phẫu vá màng trinh xuất hiện trở thành phương pháp giúp chị em giải tỏa tâm lý bất an trong việc mất đi màng trinh. Vá màng trinh, may màng trinh, vá trinh, tái tạo màng trinh, khâu thẩm mỹ màng trinh, may thẩm mỹ màng trinh, thẩm mỹ vùng kín…đều là những thuật ngữ dùng để chỉ tiểu phẫu giúp khâu tái tạo màng trinh đã rách.
Để thực hiện tiểu phẫu này, người bệnh cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Không mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Tránh chu kỳ kinh nguyệt
- Không sử dụng thuốc kháng sinh
- Không sinh hoạt tình dục trước khi thực hiện tiểu phẫu
Ngoài ra các chị em nên lựa chọn các cơ sở uy tín, đầy đủ các thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để đảm bảo cuộc tiểu phẫu diễn ra suôn sẻ.
Nguồn: Vinmec