Sinh thiết da, niêm mạc

1. Tổng quan về Sinh thiết da, niêm mạc

Tên khoa học: Sinh thiết da, niêm mạc

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Sinh thiết da và niêm mạc là thủ thuật nhằm lấy một mảnh da hay niêm mạc kích thước từ 2 đến 5mm để phục vụ cho xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định các bệnh da và niêm mạc. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ dạng bút nhỏ có kích thước 2mm, 3mm, 4mm bấm lấy một mẫu sinh thiết trên da, sau đó khâu lại bằng một mũi khâu. Đây là phương pháp sinh thiết da phổ biến tại các nước phát triển.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Ung thư da

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các tổn thương ở da, niêm mạc

Chống chỉ định:

  • Người bệnh không đồng ý

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Sinh thiết da niêm mạc

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật đơn giản, dễ làm
  • Mẫu bệnh phẩm hình trụ từ bề mặt da đến lớp mỡ dưới da.
  • Thực hiện sinh thiết da bằng punch biopsy là an toàn và chính xác, giúp chẩn đoán loại trừ các khối u ác tính trước khi điều trị bằng phương pháp đốt tia Laser.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao

4. Quy trình thực hiện – Sinh thiết da niêm mạc

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

  • Lựa chọn vùng bị tổn thương để tiến hành cắt sinh thiết.
  • Tư thế người bệnh phải thoải mái, tạo thuận lợi để tiến hành thủ thuật.
  • Nơi sinh thiết da phải bộc lộ đủ rộng .

Bước 2: Tiến hành thủ thuật

  • Sát khuẩn vùng da để sinh thiết.
  • Gây tê tại chỗ.

Bước 3: Tiến hành

  • Dùng punch biopsy để khoan xuống vùng cần sinh thiết da.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm cả lớp bì và lớp mỡ.
  • Khâu da bằng 1 hoặc 2 mũi chỉ rời.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Hầu hết các loại sinh thiết không gây đau khi thuốc gây mê bắt đầu tác động, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào vị trí thực hiện sinh thiết. Một số trường hợp bị đau âm ỉ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Vùng sinh thiết chậm liền

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Hầu hết các xét nghiệm sinh thiết chỉ cần gây tê cục bộ, có nghĩa là bệnh nhân sẽ không cần phải ở lại bệnh viện. Tuy nhiên nếu phải gây mê toàn thân, người bệnh có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi thêm.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *