Sống thượng thọ, tại sao không?

Tuổi thọ con người bị ảnh hưởng bởi một phần nhỏ do di truyền hoặc các thuốc người mẹ uống trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, phần lớn còn lại do các yếu nguy cơ chúng ta tạo ra hoặc mắc phải trong quá trình sống, lao động. Để có thể tăng tuổi thọ, chúng ta cần thực hiện các nội dung sau:

1. Giữ trạng thái tâm lý cân bằng: 

Kiểm soát cảm xúc, không quá vui – buồn – lo – sợ – uất hận – ghen tị… Hướng đến mục tiêu sống có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

  • Đủ thành phần dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, vitamin, uống đủ nước sạch theo nhu cầu của cơ thể (1 – 2 lít nước/ngày).
  • Ưu tiên chọn chất đạm – béo từ thực vật (các loạt hạt, đậu nành, rong biển, dầu thực vật), tăng lượng rau, củ, trái cây tươi, các loại hạt…
  • Hãy xem Thực phẩm là Thuốc khi bị bệnh, để phòng bệnh thì Thuốc cũng là Thực phẩm.
  • Hạn chế chất bột đường và bánh mì trắng, không chế biến thức ăn cầu kỳ, không đun nấu quá kỹ.
  • Không uống nước có gaz, giảm thức ăn chế biến sẵn.
  • Kiêng đường tinh chế (đường trắng, đường phèn…), đường hoá học.
  • Nói không với thuốc lá, rượu bia quá độ.

3. Tập thể dục: 

Ảnh minh họa: Tập thể dục

Tác dụng có lợi của tâp thể dục đều đặn trên các cơ quan của cơ thể: 

  • Chức năng miễn dịch: tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm vi trùng và virus. Rút ngắn thời gian hồi phục sau khi bệnh.
  • Chức năng hô hấp – tim mạch: tăng thông khí và tuần hoàn động – tĩnh mạch, phòng rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì, ổn định huyết áp.
  • Hệ cơ – xương – khớp: mật độ xương đỉnh đạt mức tối đa để phòng bệnh loãng xương, cải thiện trương lực cơ, tăng độ chắc dẻo của đầu gân – dây chằng. Giúp cơ thể giữ thăng bằng đề phòng té ngã.  
  • Chức năng tiêu hoá: điều hoà nhu động ruột, cải thiện men tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng và tránh táo bón.
  • Các bệnh mạn tính thường gặp: hoạt động thể lực giúp phòng hoặc giảm tỉ lệ mắc các bệnh như: đái tháo đường, giảm trí nhớ, viêm – thoái hoá khớp, một số loại bệnh ung thư (vú, ruột già, tuyến tiền liệt…).
  • Tâm thần kinh: tập thể dục kết hợp thở sâu sẽ ổn định được cảm xúc, phòng stress. 

4. Duy trì sức khoẻ tốt cho Đại tràng (ruột già): 

Nên tập thói quen đi tiêu mỗi ngày một lần, không để bị táo bón. Thường xuyên theo dõi tính chất bất thường của phân: quá khô cứng, sống phân, quá hôi thối, có nhớt, máu…

Ảnh minh họa: Ruột già

5. Sống thuận với thiên nhiên: 

  • Không uống thuốc bừa bãi đặc biệt là thuốc có nguồn gốc hoá dược (Thuốc Tây).
  • Tránh sử dụng hoá mỹ phẩm độc hại (son, dầu tắm – gội, dầu thơm…).
  • Không ngủ sau 23 giờ.
  • Ngủ đủ giấc với thời lượng từ 5 – 7 giờ ( tuỳ cơ thể mỗi người).

Tóm lại:

Ngoại trừ một tỉ lệ thấp tuổi thọ không cao do di truyền hoặc tai nạn bất ngờ, phần lớn tuổi thọ của mỗi người sẽ do chúng ta có thể tự quyết định được. Nếu muốn có tuối thọ đạt mức tối đa, chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt 5 điều kể trên và luôn lắng nghe “hồi chuông báo động từ cơ thể” nhằm điều chỉnh kịp thời, không chờ đến khi bệnh tiến triển nặng.

Nguồn: Bs Trần Văn Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *