Tầm soát hen

1. Tổng quan về Tầm soát hen

Tên khoa học: Tầm soát hen

Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Hen (hen suyễn – Asthma) là bệnh mãn tính của đường hô hấp gây khó thở, khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Đến lúc tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Để điều trị bệnh hen suyễn, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và thay đổi lối sống. Tuy nhiên cho đến hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Những cách điều trị chỉ có tác dụng khắc phục một phần các hệ quả do bệnh hen gây ra. Do đó, việc tầm soát hen được nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia phát triển, khuyến khích thực hiện để giảm gánh nặng kinh tế gây ra.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Những người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
  • Bị dị ứng, chàm
  • Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn
  • Những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,…

Chống chỉ định:

Không có chống chỉ định tuyệt đối

Ưu điểm:

  • Giúp hạn chế nguy cơ tử vong do hen 
  • Giảm thiểu thời gian và chi phí khi điều trị bệnh
  • Phòng tránh hoặc hạn chế tối đa những khó chịu mà các bệnh gây ra
  • Giúp mọi người thay đổi lối sống lành mạnh và tích cực hơn

3. Quy trình thực hiện – Tầm soát hen

Bước 1: Khám lâm sàng:

Là bước đầu tiên và cần thiết khi tầm soát hen. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên khoa hô hấp. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng hệ hô hấp của người khám, từ đó thực hiện các xét nghiệm tiếp theo chính xác hơn.

Bước 2: Chẩn đoán hình ảnh

  • X-quang phổi: Chụp X-quang phổi có chức năng xác định đường thở có đang bị nghẽn hay không. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp loại trừ các nguyên nhân khác có biểu hiện giống giống hen suyễn và COPD như suy tim, ung thư phổi, bệnh lao,…
  • Đo hô hấp ký có thử thuốc: Là xét nghiệm cho biết phổi của người thực hiện tầm soát đang hoạt động như thế nào. Xét nghiệm này thường mất khoảng 10 phút. 
  • Xét nghiệm công thức máu: Khi xét nghiệm công thức máu, bác sĩ sẽ lấy một vài ml máu trực tiếp từ tĩnh mạch của người thực hiện (thường là gần khuỷu tay) thông qua kim tiêm. Mẫu máu lấy được sẽ được đưa đi kiểm tra nồng độ Globulin miễn dịch của của người thực hiện. Nếu kết quả cho thấy nồng độ Globulin tăng, nguy cơ người thực hiện đang bị hen suyễn là rất cao.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Tầm soát hen là một xét nghiệm không xâm lấn nên sẽ không làm bệnh nhân đau và hoàn toàn không độc hại.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Hen/suyễn là bệnh mạn tính không lây của đường hô hấp, mặc dù không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được và thường kiểm soát rất tốt. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và đem lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, những người có nguy cơ và có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen/suyễn nên đi khám bệnh để được bác sĩ cho chỉ định đo hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh để xác định chẩn đoán.
  • Khi chụp X-quang phổi, người bệnh cần lưu ý không mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại để tránh nhầm lẫn và chèn hình.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *