Tìm hiểu hệ thống phế quản ở người

1. Vị trí của Phế quản

Hệ hô hấp giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn khí và trao đổi khí duy trì sự sống cho mọi tế bào trong cơ thể. Hệ hô hấp người bao gồm hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Hệ hô hấp trên gồm có mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản… có nhiệm vụ lấy không khí, lọc không khí trước khi đưa không khí xuống hệ hô hấp dưới. hệ hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản, phế nang, màng phổi và phổi có nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí. Trong hệ hô hấp dưới, phế quản là một bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc lọc khí, dẫn khí xuống phổi. Vậy phế quản là gìPhế quản nằm ở đâu?

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5 sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản. Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn, dốc hơn nên khi có dị vật, dị vật thường lọt vào phổi phải. Sự phân chia cây phế quản cùng là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.

2. Cấu tạo của Phế quản

2.1 Cấu trúc hệ thống phế quản

Phế quản sau khi chia ra phế quản chính phải và phế quản chính trái đi vào hai bên phổi sẽ tiếp tục phân chia thành các phế quản phân thuỳ nhỏ dần như sau:

  • Phế quản bên phải: Tương ứng với các thuỳ phổi mà phế quản bên phải tiếp tục phân chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn.
  • Tương tự phế quản bên phải, phế quản bên trái cũng tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn.

Các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi tiếp tục được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa đến tận cùng là các phế nang. Nhìn tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như cành cây nên thường được gọi là cây phế quản.

2.2 Về mặt cấu tạo mô học hệ thống phế quản

Cấu tạo của hệ thống phế quản là gì? Hệ thống phế quản ở người là một hệ thống ống hình lăng trụ có cấu tạo không hoàn toàn giống nhau trong suốt chiều dài của cây phế quản. Tuy nhiên, đa số hệ thống cây phế quản đều có cấu tạo cơ bản gồm 4 lớp: Niêm mạc, lớp đệm, lớp cơ trơn, lớp sụn và tuyến.

  • Niêm mạc: Cấu tạo gồm có lớp biểu mô trụ giả tầng trên có các lông chuyển . Không khí khi đi qua phế quản, bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ bị các lông chuyển này giữ lại và đẩy ra ngoài thông qua phản xạ ho.
  • Lớp đệm: là lớp mô liên kết thưa .
  • Lớp cơ trơn hay còn được gọi là cơ Reissesen . Các cơ này có khả năng giãn nở giúp cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.
  • Lớp sụn và tuyến:Với cấu tạo gồm các mảnh sụn và tuyến tiết ra chất nhầy sẽ giúp phế quản cản dễ dàng thực hiện chức năng lọc và lưu thông không khí vào phổi và ra ngoài.

3. Chức năng của Phế quản

Với cấu trúc là hệ thống ống hình lăng trụ và cấu tạo gồm 4 lớp như trên, phế quản giữ vai trò quan trọng trong hệ hô hấp:

  • Vai trò lọc không khí trước khi đưa đến các phế nang do có cấu tạo biểu mô trụ trên có các lông chuyển dễ dàng giữ lại những chất có hại cho cơ thể và đẩy ra ngoài.
  • Vai trò dẫn khí: do phế quản có cấu trúc là một hệ thống ống với lớp cơ trơn, sụn làm cho không khí di chuyển dễ dàng từ hệ hô hấp trên đến các phế nang.

4. Các bệnh thường gặp

  • Hen phế quản
  • Viêm phế quản
  • Ung thư phế quản phổi nguyên phát

5. Những điều cần lưu ý

Phế quản là bộ phận dẫn khí nằm trong hệ thống hô hấp dưới có chức năng lọc và dẫn khí đến các phế nang để thực hiện trao đổi khí. Vì vậy, hệ thống cây phế quản trong cơ thể người có thể coi là nguồn sống của toàn bộ tế bào trong cơ thể. Các bệnh lý liên quan đến phế quản rất thường gặp. Để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến phế quản cần thực hiện như sau:

  • Giữ ấm vào mùa đông, giữ cho môi trường sống sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ.
  • Với người đã bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà,… cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá…
  • Chủ động cách ly với người đang mắc bệnh đường hô hấp.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ như vaccine phế cầu, vaccine Haemophilus influenza

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *