Tìm hiểu về tuyến lệ: cấu tạo, vị trí, chức năng

1. Vị trí của Tuyến lệ

Tuyến lệ được hình thành từ trong hệ xương của đôi mắt, bắt đầu từ rãnh mũi và mắt nằm giữa mầm mũi ngoài, mầm hàm trên.

2. Cấu tạo của Tuyến lệ

Trong khoang mắt của mỗi người, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Tuyến lệ chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt.

Tuyến lệ gồm có 2 loại: tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ.

  • Tuyến lệ chính sẽ nằm giữa hộ lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu của người. Tuyến lệ chính là gồm 2 phần là: tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi
  • Tuyến lệ phụ: gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới kết mạc.
  • Trong nhiều trường hợp khi mắt bị kích thích sẽ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt (dịch tiết) sẽ rửa sạch phần trước mắt, chảy xuống theo ống lệ xuống xoang mũi. Dịch tiết có tác dụng làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ.

3. Chức năng của Tuyến lệ

  • Ở tuyến lệ có ống thoát nước, chảy và bề mặt của đôi mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc luôn ướt. Nước mắt trào ra để rửa sạch bụi bẩn, sát trùng cho đôi mắt. Vì vậy tuyến lệ được coi như vị “dũng sĩ” bảo vệ cho đôi mắt.
  • Thường tuyến lệ chỉ tiết ra ít nước mắt. Vào sáng sớm, khi thức dậy, trong 16 giờ, tuyến lệ sẽ tiết sẽ từ 0,5 – 0,6g nước mắt. Khi ngủ, mắt nhắm lại là khi tuyến lệ ngừng làm việc.
  • Nước mắt rất có ích cho cơ thể mỗi người. Ngoài việc giúp con người biểu đạt được cảm xúc, nước mắt còn giúp cho cửa sổ tâm hồn tránh được sự xâm hại của mọi vi khuẩn, các vật lạ…Và còn có tác dụng diệt khuẩn và khử độc hữu hiệu.
  • Mỗi khi chớp mắt, lúc này mí mắt sẽ lấy một ít chất lỏng từ các tuyến lệ, làm ướt và giúp làm sạch giác mạc. Nếu giác mạc không được làm ướt và làm sạch thường xuyên, sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt. Nếu nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng bị mù. Những người thường xuyên sử dụng máy tính cần phải để ý điều này và cần thường xuyên chớp mắt.
  • Khi chất lỏng được tiết ra từ tuyến lệ sẽ giúp rửa sạch các loại vi khuẩn có hại đến mắt nằm trên giác mạc. Sau khi chớp mắt, chất lỏng được tiết ra làm sạch mắt từ từ đi xuống đường mũi, qua một ống nhỏ rồi bốc hơi ra ngoài trong quá trình hô hấp.
  • Nếu không có tuyến lệ thì đôi mắt sẽ bị khô, dẫn đến tình trạng bị mù. Đây chính là thành tố giúp đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày.

4. Các bệnh thường gặp

  • Tắc tuyến lệ

5. Những vấn đề cần lưu ý

  • Chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu ướt mắt ở một, hai tuần tuổi. Lúc này, cần phải massage nhẹ nhàng bên trong góc mí mắt, giúp mở thông tắc nghẽn.
  • Nếu đã massage mà còn tình trạng chảy nước mắt thì cần phải thực hiện rửa và thông tuyến lệ để xuyên thủng màng gây tắc nghẽn. Còn nếu biện pháp này không hiệu quả thì buộc phải phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *