1. Vị trí của Tủy sống là gì? Cấu tạo và chức năng
Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh được cấu tạo tạo từ hệ não đến toàn bộ cơ thể.
Tủy sống là bộ phận được nối dài từ bộ não, nó giữ một chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lý, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày.
Tủy sống nằm bên trong ống của cột sống, tủy sống được bao bọc bởi ba lớp màng: màng ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện, màng trong gọi là màng nuôi.
2. Cấu tạo của Tủy sống là gì? Cấu tạo và chức năng
Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ cảm giác và nhóm thần kinh vận động nhưng lại được nối với các rễ vận động.
Cắt ngang tủy sống, cấu tạo tủy sống có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
Màng tuỷ sống
Có 3 lớp màng của tủy sống: lớp màng cứng ở bên ngoài, tiếp theo là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng nuôi (còn gọi là màng não – tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
Chất xám
Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám chia thành 2 sừng: sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Ở sừng trước thân rộng do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron tổng hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
Chất trắng
Chất trắng nằm bao bọc quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Các sợi trực của các nơron cảm giác tạo lên đường hướng tâm (đường đi lên).Các sợi trực của nơron vận động tạo lên đường li tâm (đường đi xuống). Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Các sợi trục tạo thành chất trắng đều được bao melin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp:
Các bó hướng tâm
Gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên (bó Goll); bó tủy – tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy – tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy – thị (bó cung)
Các bó li tâm
Gồm 3 bó: bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ – tủy; bó thị – tủy, bó tiền đình – tủy)
Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ
Gồm 3 bó: là bó lưng, bó bên và bó bụng. Các dây thần kinh đi ra từ tủy sống, tất cả các dây thần kinh đi từ tủy sống đi ra đều là dây pha. Một nửa bên phải của ủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thể. Một nửa bên trái của tủy sống giữ vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản xạ không điều kiện).
3. Chức năng của Tủy sống là gì? Cấu tạo và chức năng
Tủy sống có ba chức năng chính là:
- Tủy sống là nơi dẫn truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động.
- Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể
- Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
Chức năng phản xạ
Chất xám đảm nhận chức năng phản xạ của tuỷ sống . Đây là các loại phản xạ tự nhiên, là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Nơron cảm giác nằm ở rễ sau dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động nằm ở rễ trước dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành. Đây là ba loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ của tủy sống.
Chức năng tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động hệ tiết niệu – sinh dục, hô hấp , hoạt động tim mạch. Những phản xạ vận động phức tạp của tuỷ sống tham gia là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da, xuất hiện khi kích thích lên da.
- Phản xạ gân xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế).
- Phản xạ trương lực cơ giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
Chức năng dẫn truyền
Chất trắng là bộ phận dẫn truyền của tủy sống. Chất trắng có chứng năng chỉ dẫn các loại cảm giác từ bộ phận của cơ thể cảm nhận bên ngoài rồi phản xạ tới tủy sống đi lên não. Bao gồm các đường sau là đường cảm giác sâu có ý thức và đường cảm giác sâu không có ý thức
Đường dẫn truyền xúc giác xuất phát từ việc cơ thể cảm nhận cảm giác ở trên da, niêm mạc rỗi theo rễ sau lên tủy sống rồi đi lên vỏ não đối bên. Đường này gọi là bó tủy, đồi thị trước cảm nhận và cảm giác vô cùng nhanh nhạy.
Chức năng dẫn truyền cảm giác nóng lạnh, đau nhức khi cơ quan cơ thể cảm nhận cảm giác lạnh nóng và đau.
Chức năng dinh dưỡng
Được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ.
4. Những điều cần lưu ý
- Gọi cấp cứu cho những người không tỉnh táo hoàn toàn hoặc có chấn thương cổ hoặc lưng.
- Mang trang thiết bị bảo hộ và sử dụng đúng kỹ thuật khi tham gia vào các môn thể thao (ví dụ như lặn hoặc các môn thể thao tiếp xúc). Làm việc theo đúng quy định an toàn. Mang dây an toàn.
- Lái xe an toàn, không lái xe khi cơ thể không đủ tỉnh táo để tránh gây tai nạn.
Chăm sóc toàn diện người bệnh mắc bệnh tủy sống
- Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là làm cho người bị tổn thương tủy sống có thể độc lập tối đa trong các hoạt động sống hằng ngày, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng:
- Về tâm lý: Hầu hết mọi bệnh nhân tổn thương tủy sống đều mặc cảm với tình trạng sức khỏe của mình, nhiều người thay đổi hẳn tính nết từ một người vui vẻ sang trầm lặng, khép kín và bi quan, tự ti. Chính vì vậy, người thân và bạn bè phải quan tâm động viên họ, tạo điều kiện cho họ tham gia kết bạn với người cùng hoàn cảnh mà đã vươn lên, cũng cần có sự tham gia của nhân viên tư vấn đồng đẳng, nhóm những người khuyết tật và cán bộ xã hội.
- Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét. Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà một số kỹ thuật cần thiết để họ có thể tự làm.
- Chăm sóc chức năng tiết niệu bao gồm cho bệnh nhân uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Phục hồi chức năng tiêu hoá phải ăn đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, uống đủ nước, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện.
- Người bệnh phải kiên trì vận động sớm có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng… Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.
- Hòa nhập cuộc sống là vấn đề vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân này, làm việc và có thu nhập mang lại ý nghĩa rất lớn về tâm lý và giúp họ kiên trì các biện pháp luyện tập phục hồi các chức năng. Chỉ một số rất ít có thể trở lại công việc cũ, còn hầu hết phải tìm một công việc mới phù hợp. Bệnh nhân (kể cả những người có điều kiện kinh tế) cần được liên hệ với các tổ chức xã hội để được hướng dẫn và tạo điều kiện làm việc trở lại.
Nguồn: Vinmec