1. Vị trí của Xương mác
vì thế người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không ảnh hưởng đến chức năng của chi dưới. Xương mác rất dễ liền xương vì thế khi gãy cả 2 xương cẳng chân, xương mác thường liền xương trước và sự liền xương này lại cản trở đến sự liền xương của xương chày.
2. Cấu tạo của Xương mác
Định hướng
- Đầu dẹt hình 3 góc xuống dưới.
- Diện khớp của đầu này vào trong.
- Rãnh ở đầu này ra sau.
Mô tả
Thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
- Ba mặt: mặt ngoài ở trên phẳng ở dưới lõm thành rãnh. Mặt trong có 1 mào thẳng. Mặt sau lồi và gồ ghề.
- Ba bờ: bờ trước mỏng và sắc bờ trong sắc ở giữa, bờ ngoài tròn và nhẵn ở dưới.
Hai đầu
- Đầu trên: là chỏm xương mác, mặt trong chỏm có diện khớp với xương chày.
- Đầu dưới: tạo nên mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong lcm. Mặt trong có diện khớp với xương chày.
3. Chức năng của Xương mác
Vai trò của xương mác là giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó.
4. Những điều cần lưu ý
Khi chúng ta bị gãy xương mác, cần theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Sau khi phẫu thuật và bó bột phần xương mác thì người bệnh không nên tạo ra trạng thái bất động cho cơ thể. Điều này có thể làm cho cơ thể mất đi cảm giác nhận thức môi trường xung quanh. Nặng hơn có thể làm cơ, thịt bị teo đi, vi khuẩn tấn công gây lở loét, suy hô hấp. Vậy nên cần phòng tránh và thực hiện các phương pháp:
Hoạt động khớp
Sự thật là khi khớp mà không được hoạt động đều đặn sẽ khiến chúng bị co ngắn lại. Cùng với đó là các hệ lụy như là bao khớp cơ rúm, mỡ trong bao hoạt dịch tăng lên, lớp sụn đầu khớp mỏng đi. Cho nên việc vận động khớp hợp lý trong thời gian phục hồi sau gãy xương mác này sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề trên. Hằng ngày bạn nên thực hiện động tác co duỗi chậm rãi trong khoảng 30 giây. Mỗi lần nên thực hiện liên tục trong khoảng 10 phút, mỗi ngày khoảng 5 lần là tốt nhất.
Tập đi
- Khi biện pháp trên bạn đã thực hiện một cách thuần thục và đơn giản thì là lúc bạn chuyển qua giai đoạn này. Sử dụng các nạng gỗ để hỗ trợ khi xương chưa lành. Tuy nhiên cần chú ý là thanh ngang trên đầu của nạng không được để tỳ vào nách mà nên ép vào lồng ngực nếu không sẽ không thể đạt được hiệu quả của biện pháp phục hồi sau gãy xương mác này.
- Tư thế lúc này cũng cần phải chú ý. Nên đi thẳng, mắt hướng về phía trước, không được cúi mặt xuống đất. Tạo thế cân bằng cơ thể dựa vào độ cao của 2 bà vai, nên sử dụng 2 chiếc nạng dù có bị gãy xương mác ở một bên chân.
Tận dụng nhiệt
- Đây là một biện pháp phục hồi sau gãy xương mác được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Chúng có tác dụng giảm đi những cơn đau nhức, khó chịu mỗi khi chúng ta vận động. Nên sử dụng túi chườm nhiệt nóng lên khu vực gần xương mác.
- Tuyệt đối là những phương pháp tạo nhiệt bằng sóng điện từ hay sóng điện từ. Bởi có thể trong quá trình phẫu thuật có thể sử dụng các thiết bị kim loại để cố định xương. Điều này sẽ có nguy cơ làm hỏng chúng gây viêm rò.
Hoạt động thường ngày
Những động tác trong sinh hoạt như là đi lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà hoặc là đứng lên ngồi xuống. Thực hiện một cách thường xuyên đến khi chân không còn đau nữa tức là quá trình phục hồi sau gãy xương mác đã đạt được hiệu quả tốt. Thông thường quá trình này phải thực hiện liên tục trong khoảng từ 1 đến 2 năm tùy thuộc vào mức độ gãy xương.
Xoa bóp thường xuyên
Hãy tạo dựng thói quen xoa nắn xung quanh và tại vị trí xương mác bị gãy. Tuy nhiên chỉ nên sử bằng tay không và tuyệt đối không được dùng những sản phẩm như dầu gió, cồn, thuốc xoa. Nếu không rất dễ khiến tình trạng xơ cứng khớp cũng như vôi hóa có thể diễn ra.
Nguồn: Vinmec