Bệnh đau mắt hột ở trẻ em và những điều phụ huynh cần chú ý

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé và là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Vì nếu không có các điều trị thích hợp, bệnh đau mắt hột ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em xảy ra là do hệ miễn dịch còn non yếu. Và phụ huynh cũng cần biết rằng, đau mắt hột diễn biến theo từng giai đoạn và chúng thường gây ra những khó chịu cho trẻ. Bệnh đau mắt hột ở trẻ nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây ra  những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ trang bị những kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt hột và cách điều trị, giúp con bảo vệ tốt “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt hột

Đau mắt hột là một trong các căn bệnh về mắt ở trẻ rất phổ biến. Mắt trẻ khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn loại truyền nhiễm gây ra những ảnh hưởng đến phủ kết mạc của mắt, giác mạc cũng như mí mắt. Nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh này là một loại vi khuẩn nhỏ xâm nhập vào mắt bé do việc vệ sinh mắt kém, sử dụng nguồn nước không được vệ sinh để rửa mắt nên dễ bị vi khuẩn lây lan. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và dễ lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết của mắt, mũi, cổ họng hoặc với những người có bệnh đau mắt hột, hay gián tiếp qua những loài động vật như ruồi hoặc côn trùng khác.

Triệu chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Thường thì bệnh đau mắt hột ở trẻ em không có quá nhiều triệu chứng rõ ràng như bệnh đau mắt hột ở người lớn mà còn phụ thuộc vào mức độ bệnh mà có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh đau mắt hột thì thường có các triệu chứng điển hình như bé thường chảy nhiều nước mắt, sưng đỏ vùng mắt, long mi mọc quặp và cộm mắt. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng suy giảm thị lực và mù lòa.

Điều trị bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh rất chủ quan khi trẻ mắc phải bệnh này và tự ý mua những loại thuốc nhỏ mắt ở tiệm thuốc về nhỏ cho bé. Tuy nhiên, trong một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần như Natri sulphacetamid, Berberin hydroclorid,  Naphazolin nitrat, Clopheniramin malea, … đây là những chất không có lợi cho võng mạc của trẻ nhỏ. Vì thế, khi trẻ bị bệnh đau mắt hột, mẹ không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ mà nên rửa mắt cho con bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Nếu gặp phải tình trạng bé bị đau mắt hột nặng, mẹ nên đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em cần được điều trị đúng cách

Thêm vào đó, việc giữ gìn vệ sinh mắt cho bé là vô cùng quan trọng. Mẹ cần hướng dẫn cho bé thói quen giữ vệ sinh, không nên dùng tay dụi mắt, dùng khăn mặt sạch riêng cho trẻ, không nên sử dụng chậu rửa mặt mà nên rửa mặt bằng tay sạch dưới vòi nước sẽ tốt hơn. Mẹ cũng nên vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi cho trẻ cẩn thận. Khi phát hiện trong gia đình của mình có người đau mắt hột thì nên tiến hành điều trị tập thể theo gia đình để ngăn chặn đau mắt hột lây lan.

Cách chăm sóc bệnh đau mắt hột ở trẻ

Đau mắt hột tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguyên hiểm.Vì thế bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến những sinh hoạt, học tập của trẻ nên mẹ cần có biện pháp chăm sóc bé đúng cách.

  • Lau rửa sạch sẽ ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn mềm ẩm hoặc bông, lau xong nên vứt bỏ khăn và không sử dụng lại.
  • Không tự mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt ở bên ngoài để nhỏ mắt cho trẻ.
  • Mẹ nên cho bé nghỉ học và tránh đưa trẻ đến nơi công cộng trong thời gian bị bệnh. Nếu bắt buộc phải ra đường thì nên đeo kính, khẩu trang che chắn cẩn thận nhằm hạn chế phát tán virus gây bệnh và cũng tránh để bệnh không nặng thêm.
  • Không cho bé đưa tay lên dụi mắt và nên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không nên sử dụng các phương pháp dân gian như đắp các loại lá lên mắt bé để tránh các hiện tượng nhiễm trùng mắt nguy hiểm cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ đưa tay lên dụi mắt

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em nên kiêng gì?

Rau muống

Đây là loại rau xanh rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Canxi, sắt, magie, chất xơ, vitamin A, vitamin C. Tuy nhiên, khi bị đau mắt hột thì rau muống lại làm tăng dịch ghèn trong mắt và gây tình trạng ngứa mắt. Vì vậy, khi bé ăn rau muống trong giai đoạn bị bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Thức uống có ga

Khi bị đau mắt hột, thức uống có ga sẽ khiến bé cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo biểu hiện đau đầu, chóng mặt, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, đồ uống có ga còn chứa rất nhiều đường, chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Do đó, ngay cả những lúc trẻ khỏe mạnh, mẹ không nên cho bé sử dụng những loại đồ uống này thường xuyên

Thực phẩm nhiều tinh bột

Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Đồ nếp (xôi, bắp, khoai), bánh mì,… sẽ gây hại cho tình trạng bệnh đau mắt hột ở trẻ. Đồng thời, những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột này còn gây hiện tượng nóng trong người, khiến mắt đổ ra nhiều ghèn hơn.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ nhỏ là tình trạng bệnh khá phổ biến, phụ huynh cần có thông tin về bệnh và phương pháp chữa đau mắt đỏ hiệu quả cho trẻ để bệnh không ra những nguy hiểm về sau này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *