Bệnh đau mắt hột và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh đau mắt hột và cách điều trị là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong giai đoạn dịch đau mắt hột đang bùng phát.

Bệnh đau mắt hột là chứng bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể bùng phát thành dịch, lây lan rộng với đặc trưng là hình thành hột và những tổn thương điển hình ở mắt. Bệnh đau mắt hột và cách điều trị nếu không chính xác có thể gây ra những biến chứng nặn về như mù mắt.

Những điều bạn nên biết về bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là chứng bệnh nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến mắt. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và dịch mắt của người bị nhiễm bệnh. Vì thế việc tìm hiểu về bệnh đau mắt hột và cách điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh.

Ban đầu, bệnh đau mắt hột có thể chỉ gây ngứa nhẹ, kích ứng ở mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt bị sưng lên và bắt đầu chảy dịch. Bệnh đau mắt hột và cách điều trị không chính xác có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa. Bệnh đau mắt hột ở người lớn ít phổ biến hơn so với ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột được gây ra bởi một vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis, loại vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm chlamydia hoặc lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh có thể lan truyền qua tiếp xúc với dịch từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Tay, giấy vệ sinh, quần áo, khăn tắm và các loại côn trùng đều có thể con đường truyền bệnh. Ở những nước đang phát triển, ruồi mắt là loại động vật lan truyền bệnh.

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Có thể bạn chưa biết: bệnh đau mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 6 triệu người đã bị mù do bệnh đau mắt hột. Hầu hết những ca mù lòa gây ra do bệnh đau mắt hột xảy ra ở phần lớn những khu vực nghèo khó ở châu Phi. Trong đó, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắt bệnh là 60%.

Diễn biến của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột đơn thuần ở thể nhẹ thì tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô cùa kết mạc. Người bệnh có thể sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc chỉ bị ngứa mắt, khó chịu ở mắt, mỏi mắt, đôi khi mắt chảy nước.

Còn biểu hiện bệnh đau mắt hột ở thể nặng, tổn thương bắt đầu thâm nhập xuống cả những lớp ở bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sẹo giác mạc. Ngoài ra lông quặm sẽ gây chứng loạn dưỡng giác mạc và gây sẹo giác mạc, khiến suy giảm thị lực.

Tất cả các triệu chứng của bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường là nghiêm trọng hơn so với mi mắt dưới. Ngoài ra các tuyến nhờn ở mí mắt, bao gồm cả tuyến lệ cũng bị sẽ ảnh hưởng. Tình trạng này có thể làm mắt bị khô và khiến cho bệnh đau mắt hột càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh đau mắt hột và cách điều trị không đúng cách sẽ làm bệnh nặng thêm

Bệnh đau mắt hột và cách điều trị

Trước tiên, ở trong vùng có dịch đau mắt hột, mọi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là chú ý vệ sinh đôi mắt. tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, dụng cụ vệ sinh nói chung. Nếu phát hiện mắt có triệu chứng mắt đỏ, cộm, có cảm giác xốn thì cần đi khám ngay tại những cơ sở ý tế có chuyên khoa mắt gần nhất.

Bước tiếp theo khi phát hiện mình đã bị nhiễm bệnh đau mắt hột thì bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa mắt đã đưa ra. Đau mắt hột và cách điều trị có thể đơn thuần là nội khoa bao gồm: thuốc tra mỡ kháng sinh có chứa Tetracyclin vào mắt mỗi ngày từ 4 đến 6 lần. Uống các loại thuốc kháng sinh để phát huy tác dụng toàn thân như Tetracyclin. Trong trường hợp bạn có vấn đề bị dị ứng với Tetracyclin thì bệnh đau mắt hột và cách điều trị có thể thay thế bằng thuốc các loại Erythromycin hoặc Azithromycin. Việc uống thuốc kháng sinh không nên tự ý mà phải theo đơn thuốc của bác sĩ.

Do cơ thể con người tạo miễn dịch với bệnh đau mắt hột rất yếu hoặc hầu như không có nên sau khi được chữa khỏi, người bệnh đau mắt hột vẫn có thể bị trở lại. Vì vậy, vấn đề giữ gìn, vệ sinh đôi mắt là điều rất cần thiết.

Trong những trường hợp đau mắt đỏ nặng hơn, nếu xuất hiện thêm nhiều lông xiêu, lông quặm thì người bệnh đau mắt hột cần tiến hành nhổ lông xiêu, lông quặm hoặc phải làm phẫu thuật cắt bỏ hạt cườm ở kết mạc mắt.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

Ngoài việc bệnh đau mắt hột và cách điều trị thì để phòng ngừa bệnh bạn nên giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày và môi trường sống xung quanh thường nhật. Chú ý đến nguồn nước sinh hoạt luôn trong sạch, không nhiễm khuẩn.

Các bậc phụ huynh cũng chú ý nên nhắc nhở con em mình không được dùng tay bẩn dụi mắt, khi chơi xong phải vệ sinh tay chân sạch sẽ. Trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn nhằm hạn chế vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào đôi mắt.

Ngoài ra, chú ý tăng cường sức đề kháng cho đôi mắt bằng các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A,C vào bữa ăn hàng ngày.

Bệnh đau mắt hột và cách điều trị có thể sẽ rất đơn giản nếu bạn làm theo đúng lời dặn của bác sĩ và có biện pháp vệ sinh mắt sạch sẽ, dinh dưỡng hợp lý. Chú ý đến việc tiếp xúc với những người bị bệnh để không làm dịch đau mắt đỏ bùng phát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *