Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi thận

Phẫu thuật sỏi thận là một phương pháp dùng để chữa bệnh sỏi thận. Vậy làm sao để chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật sỏi thận hiệu quả?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận là vô cùng quan trọng. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh có thể còn yếu, do đó việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục và hạn chế những biến chứng của bệnh gây ra.        

1. Sỏi thận là gì? Khi nào nên phẫu thuật sỏi thận?

Sỏi thận là căn bệnh không quá xa lạ với tất cả mọi người. Bệnh này xảy ra khi các chất muối khoáng trong nước tiểu bị kết tinh và ứ đọng tạo thành sỏi trong thận.

Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: tắc đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nặng hơn nữa, sỏi thận có thể gây ra tình trạng suy thận, vỡ thận và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh sỏi thận có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi. Với những viên sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh chỉ cần uống đủ lượng nước hoặc sử dụng các bài thuốc lợi tiểu giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật sỏi thận để chữa bệnh.

Phẫu thuật sỏi thận là phương pháp cuối cùng được sử dụng sau khi các biện pháp điều trị trước không có tác dụng. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với những bệnh nhân có kích thước sỏi lớn, có cấu tạo phức tạp và không thể tự thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu.

Ngoài ra, phẫu thuật sỏi thận còn áp dụng với những trường hợp sỏi thận gây ra biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như: tắc đường tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường nước tiểu,thận bị ứ nước.  

Phẫu thuật hay mổ nội soi sỏi thận là phương pháp được thực hiện khiến sỏi có thể được tống khứ ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng, nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận

Người bệnh cần được dưỡng bệnh ở nơi thoải mái

Chăm sóc vết phẫu thuật

Chăm sóc vết phẫu thuật là đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi phục và làm lành vết thương. Nếu vết phẫu thuật bị rỉ máu, tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy khó thở người nhà bệnh nhân nên báo ngay cho các bác sĩ điều trị để có thể xử lý kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần được thay băng thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

Cẩn trọng khi vận chuyển bệnh nhân

Nếu sau phẫu thuật mà bệnh nhân cứ nằm yên một chỗ sẽ không tốt cho việc lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân, bạn cần vận chuyển, giúp họ thay đổi tư thế nhưng không nên đổi tư thế đột ngột vì điều đó sẽ khiến người bệnh bị tụt huyết áp, trụy mạch và choáng váng. Tốt nhất, khi vận chuyển bệnh nhân bạn nên dùng xe đẩy hoặc loại tấm cuốn để chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác tiện lợi hơn.

Chuẩn bị giường, phòng bệnh nhân

Giường cho người bệnh nằm phải là loại êm, chắc chắn và thoải mái, có thể điều chỉnh độ cao độ nghiêng để bệnh nhân dễ hành động. Điều này đặc biệt cần thiết khi bệnh nhân chưa tỉnh, chưa có phản xạ ho, cần nằm nghiêng đầu sang bên hoặc nằm ngửa có một gối mỏng lót dưới vai, cho đầu và cổ ngửa ra sau.

Trong thời tiết lạnh, bạn cần chuẩn bị cho bệnh nhân chăn ấm, túi nước nóng và đặt ở vị trí để bệnh nhân dễ lấy. Nếu được, bạn có thể dùng thêm máy sưởi hoặc đệm sưởi. Còn nếu thời tiết nóng nực như mùa hè, tốt nhất phòng bệnh nhân nên có điều hòa nhiệt độ.

Người bệnh cũng nên bổ sung canxi, chất xơ có trong sữa, rau xanh và hoa quả để tăng cường chức năng thận, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật sỏi thận cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt giúp hồi phục sức khỏe, chữa lành vết thương.

Sau khi phẫu thuật, thể trạng của người bệnh rất yếu, do đó việc lựa chọn các loại thức ăn phù hợp là rất cần thiết. Người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu như: cháo, sữa, súp, mì hoặc phở. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục, vết phẫu thuật chóng lành. Ngoài ra, bệnh nhân không cần kiêng khem quá mức để tránh dẫn đến tình trạng thiếu chất.

Sau khi phẫu thuật, thận còn yếu, chức năng thận bị suy giảm, do đó, bệnh nhân nên hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chứa nhiều muối để giảm tải hoạt động cho thận. Ngoài ra, bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp tăng cường chức năng thận, tăng lượng bài tiết nước tiểu giúp đẩy sỏi ra khỏi cơ thể…

Tích cực luyện tập rèn luyện sức khỏe

Sau khi vết thương lành miệng, người bệnh có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như: đi bộ, tập yoga. Đồng thời, bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể ngăn chặn và điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa sỏi thận tái phát.

Những cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận trên đây sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh có thể tham khảo phương pháp chăm sóc phù hợp để điều trị bệnh tận gốc.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *