Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Căng cơ quá mức

Căng cơ hoặc cơ bắp bị co kéo là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo.

Khi một người bị tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.

Những trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng hơn thường xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Thông thường, căng cơ bắp chân xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.

Nguyên nhân bệnh Căng cơ quá mức

Tình trạng căng cơ quá mức là khi cơ bị dãn, căng hay đứt đột ngột và không lường trước được, thường do chấn thương hoặc các tổn thương khác, nguyên nhân căng cơ là:

  • Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể lực quá sức.
  • Độ dãn cơ kém.
  • Hoạt động quá mức và mệt mỏi.

Hiện nay có quan niệm sai lầm là chỉ những hoạt động quá sức hay cường độ mạnh mới dẫn đến căng cơ. Tuy nhiên theo một số tài liệu từ Hoa Kì, việc căng cơ thậm chí có thể xảy ra khi đi bộ hoặc khi: Trượt chân, nhảy, chạy, ném một vật, nâng vác vật nặng, nâng một vật ở tư thế không đúng.

Căng cơ cấp tính còn thường xảy ra vào mùa lạnh. Đó là bởi vì cơ thường cứng khi nhiệt độ giảm thấp, cho nên việc khởi động hay làm nóng cơ thể rất cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng căng cơ hay dãn cơ quá mức.

Căng cơ mạn tính thường là hậu quả của những hoạt động lặp đi lặp lại. Ví dụ:

  • Tập các môn thể thao như chèo thuyền, đánh tennis, chơi gôn hay bóng chày.
  • Thường xuyên để lưng và cổ ở tư thế sai trong thời gian dài như ngồi lâu tại bàn làm việc.
  • Dáng đi đứng hay ngồi sai tư thế.

Triệu chứng bệnh Căng cơ quá mức

Tình trạng đau cơ, hay kéo căng cơ xảy ra khi cơ của bị dãn quá mức hoặc đứt rách cơ. Điều này thường là hậu quả của sự mệt mỏi, dùng hay vận động cơ quá mức và không hợp lí. Căng cơ có thể xuất hiện ở bất cứ cơ nào nhưng thường gặp nhất ở thắt lưng, cổ, vai và vùng khoeo ở sau đùi.

Sự căng cơ có thể gây đau và giới hạn vận động ở nhóm cơ bị ảnh hưởng. Căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách chườm đá hay chườm nóng và thuốc kháng viêm. Căng cơ mức độ nặng hoặc bị rách cơ có thể sẽ cần những biện pháp điều trị can thiệp.

Các triệu chứng của căng cơ bao gồm:

  • Bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương.
  • Đau khi nghỉ ngơi.
  • Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó.
  • Gân cơ bị yếu.
  • Hạn chế sử dụng cơ bắp.
Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động.

Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Đối tượng nguy cơ bệnh Căng cơ quá mức

Căng cơ xảy ra với tất cả với giới nam và giới nữ. Khi chúng ta không khởi động trước khi tập hoặc làm một việc gì vận động đến chân tay thì hầu hết đều bị căng cơ.

Căng cơ xảy ra với tất cả mọi lứa tuổi.

Phòng ngừa bệnh Căng cơ quá mức

Chế độ sinh hoạt tốt có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ:

  • Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu: hãy thường xuyên đi lại, nghỉ giải lao và nên thay đổi tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.
  • Nâng vật nặng một cách cẩn thận: hãy giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.
  • Hãy lưu ý những nơi hay vị trí dễ gây té ngã ví dụ như cầu thang, bề mặt trơn trợt và nên giữ sàn nhà được gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tránh tăng cân hay béo phì.
  • Mang giày thích hợp.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ được săn chắc và khỏe, nhưng quan trọng hơn hết là cần tập đúng cách và đúng kỹ thuật để tránh bị căng giãn cơ quá mức. Luôn luôn khởi động cơ thể trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập.

Việc hiểu được giới hạn của cơ thể là rất quan trọng. Nếu có vật hay việc gì cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức.

Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.

Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức), và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Căng cơ quá mức

Hỏi bệnh sử và khám thực thể:

  • Chụp X-quang có thể được thực hiện để loại trừ trường hợp gãy xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định để xác định trường hợp rách cơ, tổn thương dây chằng hoặc gân tuy nhiên là không cần thiết trong nhiều trường hợp vì các chẩn đoán có thể khá rõ ràng trên lâm sàng.

Các biện pháp điều trị bệnh Căng cơ quá mức

Khi bị căng cơ chân, căng cơ tay nên dừng ngay lao động, tập luyện, sau đó cần chườm lạnh. Vì chườm lạnh rất hữu hiệu bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh cũng làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương.

Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Khi chúng ta đá bóng, cách chữa  căng cơ khi đá bóng là chườm lạnh dùng khăn bọc đá cho mát hoặc dùng túi đựng đá (tránh lạnh trực tiếp) để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.  Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. 

Có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị đau. Không nên chườm một lần quá lâu. Tuy nhiên, không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn  kém hoặc bị trầy da. Cần dừng các hoạt động thể thao và khi tập lại cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác. Lưu ý, không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau 2 – 3 ngày. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài, cần đến khám chuyên khoa xương khớp để được điều trị.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *