Chọc hút dịch điều trị u nang giáp

1. Tổng quan về Chọc hút dịch điều trị u nang giáp

  • Tên khoa học: Chọc hút dịch điều trị u nang giáp
  • Tên thường gọi: Chọc hút dịch điều trị u nang giáp
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Chọc hút dịch điều trị u nang giáp là thủ thuật sử dụng bơm tiêm và kim tiêm để chọc và hút dịch trong u nang giáp để điều trị bệnh u nang giáp.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân có nhân tuyến giáp hoặc nang tuyến giáp có chỉ định chọc hút.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị tăng năng giáp.
  • Bệnh nhân mắc u tuyến và ung thư giáp.
  • Bệnh nhân bị các bệnh về máu không đông.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Tỷ lệ thành công trên 80%.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Quá trình và thao tác đơn giản, nhẹ nhàng.
  • Chi phí thấp hơn so với các kỹ thuật điều trị khác.

3. Quy trình thực hiện – điều trị u nang giáp

  • Bước 1: Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
  • Bước 2: Chọc thẳng kim qua vào nang giáp
  • Bước 3: Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút hết dịch trong nang giáp ra.
  • Bước 4: Rút bơm tiêm và kết thúc kỹ thuật.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân bị choáng.
  • Bệnh nhân bị chảy máu trong mức độ nhẹ.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị chảy máu trong nặng.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng chọc kim tiêm.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ cần khử khuẩn sạch sẽ dụng cụ để tránh gây nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Sau khi hút dịch xong nên dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút trong 10 phút để tránh chảy máu trong.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *