1. Tổng quan về Cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng – cùng đường sau qua lỗ liên hợp (TLIF)
- Tên khoa học: Cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng – cùng đường sau qua lỗ liên hợp (TLIF)
- Tên thường gọi: Cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng – cùng đường sau qua lỗ liên hợp (TLIF)
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng – cùng đường sau qua lỗ liên hợp (TLIF) là phương pháp sử dụng xương ghép được lấy từ cơ thể bệnh nhân hoặc xương đồng loại, dị loài, nhân tạo. Xương được nhồi vào các phần rỗng của một mảnh ghép, sau đó mảnh ghép được nhồi vào khoang liên thân đốt sống giữa hai đốt cần hàn xương.
2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Hẹp ống sống
3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Bệnh nhân mất vững cột sống do trượt đốt sống.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống thắt lưng.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tái phát gây đau lưng nhiều.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân bị dạng rễ thần kinh trong lỗ liên hợp (rễ kết hợp…)
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
- Bệnh nhân bị loãng xương nặng.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính.
4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công trên 98%.
- Không gây ra biến chứng lớn.
- Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1 tuần.
- Khả năng lấy bỏ đĩa đệm hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
- Nhiều khoảng trống cho việc hàn và ghép cấu trúc sống.
- Điều kiện hàn sống thuận tiện.
- Giải tỏa mặt trước hiệu quả, đặc biệt trong việc chỉnh biến dạng cột sống độ cao.
- Hạn chế làm tổn thương khối cơ phía sau.
- Gián tiếp giải ép lỗ liên hợp.
- Không để lại sẹo lớn.
Nhược điểm:
- Tổn thương tĩnh mạch chậu.
- Tắc ruột.
- Xuất tinh ngược dòng xảy ra thứ phát sau tổn thương đám rối thần kinh hạ vị trên (chuỗi giao cảm). Đám rối hạ vị trên phân bố thần kinh cho các cơ thắt trong ở thành bàng quang. Tỷ lệ gặp biến chứng này sau mổ ALIF thay đổi nhiều từ 0.4% đến 5.9% ở bệnh nhân nam.
- Tổn thương niệu quản.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Thoát vị thành bụng.
- Liệt nhẹ cơ thẳng bụng.
5. Quy trình thực hiện – Cố định cột sống và hàn khớp
Bước 1: Bác sĩ đặt bệnh nhân nằm sấp lên bàn mổ.
Bước 2: Tiến hành gây mê cho bệnh nhân.
Bước 3: Tiến hành phẫu thuật.
- Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật.
- Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên.
- Bắt vít qua cuống cung hoặc chân cung.
- Lấy đĩa đệm và hàn xương liên thân đốt:
- Cắt bỏ diện khớp dưới và một phần diện khớp trên vùng lỗ liên hợp
- Cắt bỏ dây chằng vàng, dây chằng lỗ liên hợp. Bộc lộ rễ thần kinh và đĩa đệm, xác định tam giác an toàn: là vùng qua đó sẽ lấy đĩa đệm và ghép xương.
- Lấy toàn bộ đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt và đặt miếng ghép có kích cỡ phù hợp.
- Đặt thanh giằng (Rod) nắn chỉnh, siết ốc cố định cột sống, kiểm tra vị trí vít và mảnh ghép bằng C-arm.
Bước 4: Kết thúc phẫu thuật.
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu .
- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu.
- Mặc áo hỗ trợ cột sống cho bệnh nhân.
6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Vùng lưng bệnh nhân vẫn gặp những cơn đau nhẹ.
- Sau phẫu thuật phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng.
- Tổn thương động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới.
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Vị trí phẫu thuật bị đau kéo dài.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Vệ sinh thụt tháo từ hôm trước cho bệnh nhân.
- Nhắc bệnh nhân nhịn ăn uống và sử dụng
- Kháng sinh dự phòng.
- Rút dẫn lưu cho bệnh nhân sau 48 giờ.
- Cho bệnh nhân dùng kháng sinh 5 – 7 ngày.
- Cho bệnh nhân mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần).
Nguồn: Vinmec