Dẫn lưu áp xe gan

1. Tổng quan về Dẫn lưu áp xe gan

  • Tên khoa học: Dẫn lưu áp xe gan 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Áp-xe gan là sự hình thành ổ mủ trong tổ chức lá gan, ổ mủ có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau. Áp-xe gan là một bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Áp-xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Ở các nước phát triển, áp-xe gan do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu nhưng tính trên bình diện thế giới thì áp-xe gan do amip mới là nguyên nhân thường gặp nhất.

Hầu hết bệnh nhân bị áp-xe gan do vi khuẩn và bệnh nhân bị bệnh áp-xe gan lớn do amip không thể hồi phục với kháng sinh đơn thuần và cần được dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT. Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là quá trình rút mủ ra khỏi chỗ áp xe để tổn thương mau lành hơn. Áp xe là một ổ mủ nằm trong cơ thể bạn. Nguyên nhân của áp xe thường là do một ổ nhiễm trùng đã bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt, sau đó để lại một ổ dịch và mủ gọi là áp xe.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Áp xe gan

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các ổ áp xe gan lớn >5cm. 
  • Áp xe gan có triệu chứng: Đau, sốt, không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh có rối loạn đông máu, nhiễm trùng toàn thân nặng, 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Sau khi làm phẫu thuật thành công, ổ áp xe sẽ được lấy đi hoàn toàn.
  • Phẫu thuật còn có thể giúp bạn tránh các biến chứng nghiêm trọng mà áp xe có thể gây ra.

Nhược điểm:

  • Đối với phẫu thuật dẫn lưu áp xe, áp xe cũng có khả năng tái phát

4. Quy trình thực hiện – Dẫn lưu áp xe gan

  • Bước 1: Đặt đầu dò siêu âm, xác định vị trí ổ áp-xe. Xác định vị trí tiếp cận ổ áp-xe thuận lợi nhất, tránh các mạch máu lớn. 
  • Bước 2: Gây tê tại chỗ dự kiến chọc. 
  • Bước 3: Rạch da 0,5cm, chọc kim dẫn đường qua da dưới hướng dẫn siêu âm, hút mủ gửi vi sinh. 
  • Bước 4: Sau khi xác định chính xác kim đã ở trong ổ áp-xe, luồn ống dẫn lưu theo. 
  • Bước 5: Cố định dẫn lưu.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Hầu hết mọi bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ hơn ngay lập tức sau khi áp xe được dẫn lưu ra ngoài.
  • Nếu bệnh nhân vẫn còn đau, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau sử dụng tại nhà trong vòng 1 đến 2 ngày.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau
  • Chảy máu
  •  Sốt
  • Nổi mẩn đỏ, sưng

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nếu áp xe nhỏ (nhỏ hơn 1cm), người bệnh có thể điều trị tại nhà. Dùng gạc ấm ép lên vùng da bị áp xe trong khoảng 30 phút 4 lần mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Người bệnh không nên cố gắng ép dịch trong áp xe ra bằng cách nhấn hoặc nặn nó. Làm như vậy có thể khiến những chất nhiễm trùng trong ổ áp xe tiến vào sâu hơn trong cơ thể.
  • Đừng đâm kim tiêm hoặc dụng cụ sắc nhọn khác vào giữa áp xe bởi vì có thể làm tổn thương mạch máu nằm dưới áp xe hoặc làm cho nhiễm trùng lây lan nặng hơn.
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *