1. Tổng quan về Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da
- Tên khoa học: Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da
- Tên thường gọi: Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da là kỹ thuật đưa một kim chọc dò vào trong khoang màng ngoài tim và luồn qua kim đó một ống thông (còn gọi là catheter) để hút và dẫn lưu dịch trong màng tim. Thủ thuật này nhằm mục đích nhanh chóng làm giảm áp lực trong khoang màng ngoài tim ép cấp tính lên tim làm tim không giãn ra được trong thì tâm trương hoặc với mục đích để xác định nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim có dịch thông qua màu sắc dịch cũng như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi khuẩn dịch màng ngoài tim.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Viêm màng ngoài tim co thắt
- Đau thắt ngực (thắt tim)
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Tràn dịch ngoài màng tim, viêm màng ngoài tim.
- Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép tim cấp tràn dịch màng ngoài tim là chỉ định cấp cứu tuyệt đối ngay lập tức.
- Viêm màng ngoài tim có dịch nhưng không có triệu chứng ép tim trên lâm sàng chỉ định có thể cân nhắc, trì hoãn để theo dõi và xem xét thêm một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
- Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng chèn ép tim: đau ngực, khó thở, tím tái, áp lực tĩnh mạch trung ương tăng cao.
Chống chỉ định:
- Không có chống chỉ định tuyệt đối
- Chống chỉ định tương đối:
+ Suy tim rất nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất chậm với điều trị nội khoa tích cực hoặc suy tim kéo dài, thể trạng suy kiệt, suy chức năng gan, chức năng thận.
+ Đang có ổ nhiễm trùng ở các cơ quan khác, bệnh mạn tính nặng, bệnh máu.
+ Có các bệnh lý cấp tính khác phối hợp (nhất là các bệnh ác tính).
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công cao.
- Kỹ thuật nằm trong danh mục được Bảo hiểm y tế chi trả.
- Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng, rút ngắn thời gian lưu viện.
- Chi phí thấp hơn so với những phương pháp điều trị khác.
Nhược điểm:
- Bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim và tràn khí màng phổi.
4. Quy trình thực hiện – Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu
- Bước 1: Đặt bệnh nhân trong tư thế nằm đầu cao, gối dưới vai, thở oxy và theo dõi liên tục các thông số : nhịp tim, điện tim, huyết áp, nhịp thở và độ bão hòa oxy máu động mạch.
- Bước 2: Tùy tình trạng người bệnh có thể gây tê tại chỗ kết hợp với tiền mê hoặc gây mê nội khí quản.
- Bước 3: Tiến hành sát trùng rộng vị trí chọc dò trên lồng ngực bệnh nhân, trải săng vô khuẩn, bác sĩ rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn.
- Bước 4: Tiến hành thủ thuật.
- Rạch da ngay dưới mũi ức
- Tác các lớp cân cơ vào tới màng ngoài tim ngay dưới mũi ức, lệch sang trái, ở mặt sau của các sụn sườn trái.
- Xác định chính xác màng ngoài tim, rạch mở màng ngoài tim.
- Hút sạch dịch, máu khoang màng tim.
- Bơm rửa sạch khoang màng tim.
- Lấy 1 miếng nhỏ màng tim để sinh thiết.
- Đặt dẫn lưu vào khoang màng tim.
- Bước 5: Đóng lại vết mổ và kết thúc thủ thuật.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Tất cả các biểu hiện đều bình thường.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Bệnh nhân bị sốc giao cảm.
- Bệnh nhân bị chảy máu vùng đặt ống catheter.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Chiều hôm trước tiến hành thủ thuật bệnh nhân được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
- Theo dõi nếu thấy người bệnh không khó thở thì tiêm vào bắp cho bệnh nhân 1 ống Seduxen 10mg và tiêm dưới da 2 ống Atropin 0,25 mg để phòng phản ứng phế vị khi làm thủ thuật.
- Nếu dùng máy siêu âm tim kiểm tra tại giường trước khi tiến hành thủ thuật để đánh giá lại mức độ tràn dịch màng ngoài tim và xác định lại vị trí chọc dịch, hướng đi của kim, độ sâu của kim sao cho an toàn và hiệu quả nhất đối với người bệnh.
- Cần theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy máu động mạch, áp lực tĩnh mạch trung tâm, nước tiểu 30 phút/1 lần trong 2 giờ đầu sau khi chọc, 3 giờ/1 lần trong 24 giờ tiếp theo.
Nguồn: Vinmec