1. Tổng quan về Đặt Sonde hậu môn
- Tên khoa học: Đặt Sonde hậu môn
- Tên thường gọi: Đặt ống thông vào trực tràng
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Đặt sonde hậu môn (đặt ống thông vào trực tràng) là đưa ống thông vào trực tràng qua lỗ hậu môn nhằm giúp tống hơi và phân từ ống tiêu hóa ra ngoài hoặc thụt tháo cho người bệnh
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Tiêu chảy
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Đặt ống thông vào trực tràng được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bụng chướng hơi: viêm tụy cấp, ăn không tiêu, liệt ruột
- Thụt tháo cho người bệnh.
- Đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường trực tràng.
- Người bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng số lượng nhiều, Người bệnh đang nằm bất động ( chạy thận liên tục, chạy tim phổi nhân tạo ECMO).
Chống chỉ định:
- Người bệnh không trực tràng, polyp trực tràng,…
- Người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa dưới, tổn thương vùng hậu môn,trực tràng, bệnh trĩ.
- Viêm ruột, tắc xoắn ruột.
- Bệnh thương hàn.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Đưa trực tiếp vào máu một số chất có thể sử dụng được.
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Không đủ hết các loại chất dinh dưỡng
- Không dùng lâu dài được, khó thực hiện tại nhà
- Làm cho các cơ quan tiêu hóa kém hoạt động.
- Xảy ra nhiều tai biến: sốc, nhiễm trùng, viêm tắc tĩnh mạch, dị ứng,…
4. Quy trình thực hiện – Đặt Sonde hậu môn
Bước 1: Chuẩn bị
- Bệnh nhân cởi hẳn quần và/hoặc bỉm ra
- Cho người bệnh nằm ở tư thế nghiêng trái, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co lên một góc 900, nhờ nhân viên khác hoặc người nhà phối hợp giữ người bệnh (nếu cần)
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật
- Kết nối ống sonde với túi đựng phân
- Lấy dầu paraphin vào miếng gạc
- Bôi trơn đầu ống sonde
- Một tay dùng ngón cái và ngón trỏ tách mông của người bệnh để lộ lỗ hậu môn
- Tay kia cầm sonde đưa nhẹ qua lỗ hậu môn theo hướng từ hậu môn – rốn khoảng 2-3cm, sau đó hướng về phía cột sống
- Đưa sonde vào khoảng 10cm (hoặc đến khi có phân/khí ra)
- Giữ sonde và thay đổi tư thế của người bệnh sang nằm ngửa và xoa nhẹ vùng bụng theo khung đại tràng để đảm bảo dẫn lưu được tối đa phân và khí ra ngoài
- Cố định sonde vào 1 bên mông (nếu có chỉ định lưu sonde)
- Rút sonde nếu không có chỉ định lưu: một tay nhẹ nhàng rút sonde ra, tay còn lại bóp khít 2 bên mông để che lỗ hậu môn ngay khi vừa rút sonde ra để tránh bị văng bắn phân ra ngoài
- Vệ sinh lại vùng hậu môn cho người bệnh
- Tháo bỏ găng và mặc lại bỉm/quần cho người bệnh, giúp người bệnh về tư thế thoải mái
Bước 3. Sau khi thực hiện kỹ thuật
- Giải thích và kết thúc quy trình
- Thông báo với thân nhân hoặc người bệnh quy trình kỹ thuật đã được thực hiện xong và an toàn.
- Dặn người nhà theo dõi tình trạng đau bụng, mót rặn – buồn đại tiện của người bệnh
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Cảm giác khó chịu khi đưa ống thông hậu môn, cảm thấy vướng, có sự cản trở.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Đau hậu môn, chảy máu.
- Tuột sonde
- Sốc do đau, do chảy dịch nhanh.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Phải thụt tháo trước đó 2 giờ trước khi truyền cho bệnh nhân.
- Sau khi truyền bệnh nhân không được đi ngoài trong vòng 2 giờ.
- Cho ăn với áp lực thấp: cách mặt giường 30cm.
- Theo dõi dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy
Nguồn: Vinmec