Hiện nay đau mắt đỏ đang vào mùa dịch nhưng các triệu chứng ban đầu của bệnh thường khó nhận biết để đến khám bác sĩ ngay. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu đau mắt đỏ dấu hiệu nhận biết chính xác để bạn có thể thăm khám và chữa trị bệnh sớm nhất.
Đau mắt đỏ dấu hiệu để nhận biết
Khi bị đau mắt đỏ dấu hiệu để nhận biết đầu tiên thường là mắt sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt, rát và cộm như có cát trong mắt. Một buổi sáng khi ngủ dậy bạn sẽ thấy khó mở mắt do ghèn dính nhiều. Ghèn ban đầu thường sẽ là dạng nước trong hoặc màu vàng. Khi mắt đau nặng hoặc bị viêm sưng có thể chuyển sang màu xanh, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu.
Một số trường hợp đau mắt đỏ có thể hình thành giả mạc là một lớp màng dai trắng khi lật mi sẽ thấy. Trường hợp này thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Ngoài các triệu chứng ở mắt, người bệnh còn có thể có cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch.
Thông thường ban đầu khi mới bị người bệnh chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, thị lực vẫn bình thường nên chủ quan không để ý đến hoặc có xu hướng tự mua thuốc về nhỏ mắt. Điều này có thể khiến cho mắt bị viêm nặng hơn chuyển sang phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Chính vì thế, nếu ngay khi thấy có một số dấu hiệu sau bạn cần nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
- Chảy nhiều nước mắt
- Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
- Đau liên tục trong mắt
- Khó chịu với ánh sáng
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng
- Có ghèn mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt
Vài trường hợp đau mắt đỏ có thể xuất hiện giả mạc dưới mi mắt rất nguy hiểm
Những điều cần lưu ý khi bị đau mắt đỏ
Khi đau mắt đỏ dấu hiệu đã được nhận biết và đến bác sĩ chẩn đoán chính xác mắc bệnh, bạn cần thực hiện một số điều sau để không làm tình trạng mắt tệ hơn.
- Nên làm vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn có mùi tanh như cá, mực, tôm, cua…
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C từ nước hoa quả như cam, chanh…
- Để tránh lây lan bệnh, không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, sát trùng tay nắm cửa, nút bấm thang máy…
- Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi giao tiếp với mọi người.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt hoặc kháng sinh không theo đơn bác sĩ.
- Không nên áp dụng các mẹo chữa dân gian truyền miệng khi chưa biết rõ hiệu quả.
- Hạn chế việc dụi mắt vì sẽ làm tổn thương và mang thêm mầm bệnh cho mắt.
- Đeo kính khi ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt.
Bệnh đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần nhưng nếu đau mắt đỏ dấu hiệu nặng như mắt mờ do giác giả, sưng viêm chảy mủ…bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và kê đơn thuốc phù hợp, tránh để lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.