Để hạn chế những cơn đau, người bị gai cột sống nên uống thuốc gì?

Gai cột sống gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hạn chế những ảnh hưởng do căn bệnh này gây ra, người bị gai cột sống cần uống thuốc gì?

1. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống. Thói quen sinh hoạt không khoa học, giữ tư thế khom lưng hoặc ngồi im một tư thế trong một thời gian dài, thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, ăn uống không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất là những nguyên nhân gây thoái hóa xương dẫn tới gai cột sống.

Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố gây bệnh gai cột sống. Tuổi tác cao làm đĩa đệm bị thoái hóa, làm mất nước, giảm sự linh hoạt của xương cột sống. Vì thế gai xương mọc thêm ra với mục đích khắc phục những vấn đề xương đang gặp phải, làm cố định cột sống.

Bệnh gai cột sống thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và gặp khó khăn khi vận động đặc biệt ở những vùng như thắt lưng và cổ. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế rất nhiều người muốn biết,gai cột sống nên uống thuốc gì để làm hạn chế những cơn đau và chữa trị hiệu quả căn bệnh này.

2. Gai cột sống nên uống thuốc gì?

Để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và kết hợp với các phương pháp trị gai cột sống khác điển hình như tập vật lý trị liệu. Thêm vào đó kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp đẩy lùi cơn đau và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị gai cột sống chủ như sau:

Thuốc giảm đau:

Loại thuốc giảm đau thường được dùng là Acetaminophen. Thuốc có tác dụng làm giảm nhận thức của não, từ đó giúp giảm những cơn đau một cách nhanh chóng và ít gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Acetaminophe thường dùng trong các trường hợp giảm đau đầu, đau cơ, đau lưng, đau khớp… mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh rơi vào những tình huống không mong muốn.

Thuốc chống viêm không steroid – NSAID:

Các thuốc NSAID có khả năng giảm đau và chống viêm như aspirin, ibuprofen, diclofenac, và naproxen thường dùng trong trường hợp giảm viêm phía sau như gai cột sống. Thuốc thường dùng những khi cơn đau chỉ mới bắt đầu và nhẹ. Có thể kết hợp với Acetaminophen để vừa giảm đau vừa chống viêm hiệu quả.

Sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng một số loại có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc chống viêm Steroid – Corticosteroid:

Các Corticosteroid có tác dụng chống viêm rất mạnh. Khi sử dụng cho trường hợp bị gai cột sống, bắt đầu với liều cao và sẽ giảm dần trong những lần sử dụng tiếp theo. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, dành cho các trường hợp thường xuyên bị đau và đau nặng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường không được sử dụng Corticosteroid.

Thuốc giãn cơ:

Các thuốc giãn cơ thường tác động lên hệ thần kinh trung ương ở tủy sống và giảm co cứng cơ hiệu quả. Từ đó sẽ làm giảm nhanh cơn đau do gai cột sống gây ra.

Vitamin nhóm B như B1, B6, B12:

Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ điều trị các trường hợp bị đau nhức xương khớp khớp, đau nhức thần kinh cơ…

Ngoài những bài thuốc tây y, thuốc nam cũng là một phương pháp hiệu quả, lành tính, không gây biến chứng trong chữa trị gai cột sống. Tuy nhiên, khi sử dụng những bài thuốc nam, người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài, không nên bỏ bê việc dùng thuốc. Một số bài thuốc nam phổ biến trong chữa trị gai cột sống như sử dụng ngải cứu, đinh lăng, hạt đu đủ, cây xương rồng,…

Ngải cứu chữa bệnh gai cột sống là bài thuốc phổ biến và được sử dụng rất nhiều .

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *