1. Tổng quan về Điều trị bằng laser công suất thấp
- Tên khoa học: Điều trị bằng laser công suất thấp
- Tên thường gọi: Điều trị bằng laser công suất thấp
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Laser công suất thấp là những laser công suất phát xạ của chúng đạt từ vài mW đến khoảng 30mW. Laser công suất thấp được sử dụng trong điều trị, thường gặp:
- Laser khí He-Ne làm việc ở bước sóng 632,8nm.
- Laser khí He-Cd làm việc ở bước sóng 446nm (màu xanh).
- Laser bán dẫn, bao gồm:
- Laser bán dẫn làm việc ở dải sóng khả kiến (630 – 670) nm.
- Laser bán dẫn làm việc ở dải sóng hồng ngoại gần: 780nm, 850nm, 940nm.
2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Bỏng
- Đau dây thần kinh chẩm
- Đau dây thần kinh sinh ba
3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Chống viêm, chống phù nề nông.
- Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương da và niêm mạc, vết loét.
- Tác dụng giảm đau tại chỗ (đau gân cơ, đau khớp, đau thần kinh).
- Kích thích các huyệt thay châm cứu (LASER châm) trong điều trị đau khớp, đau thần kinh.
- Kích thích các điểm vận động Erb trong phục hồi thần kinh cơ và kích thích theo phản xạ đốt đoạn.
- Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương, vết loét.
- Giảm đau cục bộ.
- Châm cứu bằng laser.
- Các chấn thương thể thao.
- Chứng đau dây thần kinh.
- Chứng đau khớp gối.
- Các chứng thấp khớp.
- Zona zona (mụn rộp).
- Vết loét.
- Bỏng.
- Loét điểm tỳ.
- Sẹo.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân đang sốt cao.
- Bệnh nhân có u ác tính.
- Chiếu trực tiếp vào mắt.
- Đang chảy máu hoặc rối loạn chức năng đông máu.
- Bệnh nhân quá suy kiệt.
4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Là phương pháp điều trị không xâm nhập, tại chỗ, an toàn, không gây đau.
- Không có tác dụng phụ tiêu cực.
- Hiệu quả nhanh chóng.
- Người bệnh có thể điều trị ngoại trú, hàng ngày theo từng đợt điều trị.
- Đặc biệt hữu ích để giảm đau với một số bệnh mạn tính hoặc người bệnh cao tuổi có chỉ định hạn chế dùng thuốc giảm đau.
- Chi phí điều trị thấp.
Nhược điểm:
- Cần kết hợp thêm phương pháp điều trị vật lý khác có tác dụng nhiệt để phát huy tác dụng toàn diện.
5. Quy trình thực hiện – Điều trị bằng laser công suất thấp
- Bước 1: Sau khi được bác sĩ thăm khám chỉ định phương pháp điều trị với các thông số phù hợp, giải thích tác dụng của phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
- Bước 2: Để bệnh nhân ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.
- Bước 3: Bộc lộ và kiểm tra vùng chiếu Laser. Với các vết thương vết loét nên được thay băng làm sạch dịch mủ và các mô hoại tử bề mặt.
- Bước 4: Chọn các tham số kỹ thuật theo chỉ định.
- Bước 5: Tiến hành chiếu thẳng góc với về mặt da.
- Bước 6: Quan sát và theo dõi phản ứng, cảm giác của bệnh nhân.
- Bước 7: Hết giờ điều trị thì tắt đèn, kiểm tra vùng da chiếu, thăm hỏi bệnh nhân và ghi chép phiếu.
6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Tất cả các biểu hiện đều bình thường.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Không có biểu hiện bất thường.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải mang kính bảo vệ mắt chuyên dụng cho điều trị laser.
- Kiểm tra máy laser, các thông số kỹ thuật của máy, chọn loại laser theo chỉ định.
Nguồn: Vinmec