Điều trị rụng tóc bằng tiêm tại thương tổn

1. Tổng quan về Điều trị rụng tóc bằng tiêm tại thương tổn

Tên khoa học: Điều trị rụng tóc bằng tiêm tại thương tổn

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Điều trị rụng tóc bằng tiêm tại  thương tổn là thủ thuật đưa một lượng thuốc vào da nhằm ức chế phản ứng đáp ứng miễn dịch tại chỗ, kích thích sự phát triển của nang tóc. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao, đã phổ biến trong chuyên ngành da liễu. 

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Rụng tóc thành mảng.
  • Rụng tóc lan tỏa.

Chống chỉ định:

  • Rụng tóc có sẹo.
  • Hội chứng Cushing hoặc giả
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, trứng cá nặng.
  • Bệnh lý đau dạ dày – tá tràng tiến triển.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi hay nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Là phương pháp an toàn, hiệu quả
  • Chi phí điều trị thấp

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi sự kiên trì

4. Quy trình thực hiện – Điều trị rụng tóc bằng tiêm

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá thương tổn ở người bệnh.

Bước 2: Người bệnh nằm tư thế thuận lợi cho tiến hành thủ thuật, bộc lộ rộng nơi tiêm. 

Bước 3: Bôi tê tại chỗ bằng kem Emla trước khi thực hiện thủ thuật 1 tiếng.

Bước 4: Pha thuốc: Thuốc được pha loãng với dung dịch lidocain HCl  2% để đạt nồng độ 7mg/ml (pha 1ml dung dịch triamcinolon acetonid ống 80mg/2ml với 4ml dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0,9% hay dung dịch lidocain).

Bước 5: Tiến hành tiêm 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Đau tại chỗ tiêm

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sưng tấy chỗ tiêm
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn hay nôn mửa

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Liệu trình điều trị: 4 – 5 lần tiêm, mỗi lần cách nhau 4 tuần.
  • Sau khi tiêm xong, người bệnh có thể dùng gạc vô khuẩn xoa nhẹ nhàng lên vùng tiêm thuốc vừa có tác dụng cầm máu, vừa có tác dụng dàn thuốc đều trên toàn bộ thương tổn.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *