1. Tổng quan về Điều trị ung thư bằng tế bào gốc
- Tên khoa học: Điều trị ung thư bằng tế bào gốc
- Tên thường gọi: Ghép tủy
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Quá trình hóa trị hoặc xạ trị thường giết chết các tế bào gốc trong tủy xương giúp sản sinh ra máu. Chính vì thế, việc cấy ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư giúp cơ thể của bệnh nhân có thể tái tạo lại các tế bào máu. Cấy ghép tế bào gốc hay còn gọi là ghép tủy là quá trình thay thế các tế bào máu gốc bất thường của một người bằng những tế bào máu gốc khỏe mạnh từ người khác (người hiến tặng). Tế bào gốc được truyền vào bằng đường tĩnh mạch, sau đó di chuyển trong mạch máu và tìm đến với tủy xương, phát triển và tạo các tế bào máu cần thiết cho cơ thể.
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Các bệnh ung thư máu chiếm chủ yếu (75%)
- Lơ xê mi cấp dòng tủy
- Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt
- Lơ xê mi cấp dòng lympho
- U lympho ác tính không Hodgkin
- Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)
- Hội chứng thực bào máu (HLH)
- Lơ xê mi kinh dòng lympho…
- Một số bệnh máu khác:
- Những rối loạn sinh máu: Suy tuỷ xương, hội chứng thiếu hụt miễn dịch (bệnh Chediak-Higashi, hội chứng thiếu hụt miễn dịch kết hợp mức độ nặng), bệnh tự miễn…
- Những rối loạn bẩm sinh của dòng hồng cầu: Thalassemia…
- Những khiếm khuyết về chuyển hoá ở trẻ sơ sinh: Bệnh rối loạn chuyển hóa đường (mucopolysaccharidose)…
Chống chỉ định:
- Người đang mắc bệnh tự miễn.
- Đang sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Ung thư máu dòng tế bào T hoặc NK.
- Đang bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh lý nội khoa nặng
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Giúp bổ sung các tế bào gốc khỏe mạnh, làm tăng số lượng các tế bào quan trọng bị giảm đi do quá trình lão hóa hoặc do bệnh tật.
- Không chỉ là liệu pháp chống lão hóa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, trị liệu bằng tế bào gốc còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Nhược điểm:
- Chuẩn bị sẵn sàng cho việc ghép tế bào gốc gặp rất khó khăn, với nhiều xét nghiệm, cố gắng tìm người cho phù hợp, và hóa trị và xạ trị bền bỉ trước ghép.
- Ghép tế bào gốc có thể cứu tính mạng. Tuy nhiên, bệnh nhân phải đối mặt với những thách thức trong nhiều năm sau. Các vấn đề thường liên quan đến quy trình trước ghép hoặc các loại thuốc được sử dụng trong quá trình ghép. Chúng bao gồm tổn thương cơ quan, thay đổi hooc môn, vô sinh, tác động thần kinh và các bệnh ung thư khác.
- Chi phí tốn kém
4. Quy trình thực hiện – Điều trị ung thư bằng tế bào gốc
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ được khám và xét nghiệm một vài ngày trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của người bệnh. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy máu để xét nghiệm.
- Bước 2: Để giúp cơ thể người bệnh chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.
- Bước 3: Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu của người bệnh qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới. Quá trình cấy ghép sẽ mất nhiều hơn một giờ, bao gồm thời gian để chuẩn bị phẫu thuật, cấy ghép và kiểm tra sau phẫu thuật.
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Lở loét đau đớn trong miệng
- Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng
- Phát ban
- Rụng tóc
- Tổn thương gan, xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép
- Bệnh viêm phổi mô kẽ. Đây là loại viêm phổi ảnh hưởng đến các mô nhất định trong phổi, ảnh hưởng khoảng 5% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Nhiễm trùng
- Ói mửa liên tục
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Hệ thống máy Flow Cytometor Navios đánh giá chất lượng tế bào gốc
- Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể phải tái khám hàng ngày hoặc hàng tuần.
- Trong giai đoạn phục hồi chức năng này, bệnh nhân có thể phải thường xuyên truyền máu và dùng kháng sinh. Phải đi khám định kỳ trong khoảng một năm, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Nguồn: Vinmec