Việt Nam có nhiều loại cây, rau làm thuốc có hiệu quả phòng và trị nhiều loại bệnh gan, điển hình: Cây Artichoke, Nấm Linh chi, Tỏi, Cây Ưng Bất bạc, Cây Trâm bầu, Nghệ, lá Sen,…
Nguyên tắc chung: chọn thức ăn hay cây thuốc có tác dụng tốt trên sức khỏe của hệ tiêu hóa (Dạ dày, ruột, tụy, gan), đủ prebiotic và probiotic.
1. Artichaud (atisô):
Dịch chiết Lá Artichaud có tác dụng giảm tổn thương tế bào gan)
Artichaud cải thiện tế bào gan sản xuất mật, giúp loại bỏ độc tố và tiêu hóa chất béo.
Một NC khác sử dụng Artichoke trên người GNMKR, uống Artichoke hàng ngày trong 2 tháng: kết quả giảm viêm gan và hạn chế lắng đọng chất béo hơn đối tượng không uống Artichoke.
Các nhà nghiên cứu nhận định bước đầu do trong Artichoke có chưá cynarin và silymarin có hoạt tính antioxydant cao.
2. Linh chi (Ganoderm lucidum):
LC θ viêm gan, đặc biệt những trường hợp không tổn thương gan quá nặng. Một NC lâm sàng với dịch chiết LC có tác dụng cải thiện chất lượng sống người bệnh HBV hoạt động; giảm men gan, hạn chế gan nhiễm mỡ.
3. Tỏi:
Dịch chiết Tỏi giảm GNM, đề kháng insulin, cải thiện vi khuẩn đường ruột trên chuột thực nghiệm gây mô hình đề kháng insulin (Toshio Maeda, Satomi Miki, Naoaki Morihara, Yoshiyuki Kagawa).
Chất diallyl disulfide (DADS) trong Tỏi có tác dụng chống lại Stress oxide hóa do ethanol (Institute of Toxicology, School of Public Health, Shandong University, China (Biochimica et Biophysica Acta).
Giảm cholesterol và ổn định huyết áp
NC tại trường ĐH Ankara khảo sát tác dụng của dịch chiết Tỏi trên người bệnh tăng huyết áp đăng trên Tạp chí Journal of Nutritional Biochemistry.
Theo dõi 23 người tình nguyện có tăng cholesterol; 13/23 người bị tăng huyết áp, chia 2 nhóm: Nhóm huyết áp bình thường và Nhóm THA.
Kết quả sau 4 tháng:
- Giảm rõ rệt HA tâm trương và tâm thu,
- Cải thiện lipid máu, giảm chất oxide hóa (MDA) trong máu.
4. Cây Ưng bất bạc (Zanthoxylum avicennae, họ Rutaceae)
KN người Tày, tên khác: Mạy khuống, Muồng truổng, Đen gai, Sẻn đen…chữa viêm gan vàng da, viêm gan mạn. Đã có NC khoa học chứng minh Ưng bất bạc bảo vệ tế bào gan tổn thương do rượu và hóa chất, hạ men gan, viêm gan virus B, khôi phục chức năng tế bào gan, phòng xơ gan.
NC của Trần Đức Dũng tại Đài Loan: Ưng bật bạc diệt tế bào K gan HA22T phân lập từ BN k gan, tăng chỉ số apoptosis của tế bào K từ 3 đến 3,5 lần, ức chế phát triển của tế bào K gan, giảm kích thước khối u từ 59 đến 86,3%, ức chế quá trình tăng sinh của tế bào K, ức chế xâm lấn và di căn của tế bào K gan.
5. Trâm bầu (Chưn bầu, Chưng bầu, Combretum qualrangulare Kurz, họ Combretaceae)
Có hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có cấu trúc flavovoid như quadrangularol B, kamatakein, trihydroxy-dimetoxyflavon,…tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Lợi mật: Nước sắc lá Trâm bầu có tác dụng lợi mật, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng (còn gọi là thuốc bổ đắng), ăn ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn.
Lợi tiểu: tăng lượng nước tiểu nhưng chậm hơn so với Furosemid, sử dụng lâu dài Trâm bầu chưa phát phát hiện độc tính trên XN máu và mô học.
***Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung: Nấm mèo đen, Nghệ, Rau đắng đất, Khổ qua, Rau Ngổ, một số thức ăn hay nước uống có chứa men vi sinh,…
Lời kết
Không nên xem thường Gan nhiễm mỡ, vì bệnh diễn tiến rất âm thầm và tiềm ẩn đến khi chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc K gan.
Cần kết hợp biện pháp không sử dụng thuốc và dùng thuốc: Kiểm soát cân nặng, thực hiện chế độ ăn “thanh đạm”, lối sống hợp lý, tập thể dục đều đặn, ưu tiên thức ăn hay dược liệu chất lượng (đã qua nghiên cứu),…sẽ phòng chống được Gan nhiễm mỡ.
Phát hiện Gan nhiễm mỡ càng sớm, điều trị hiệu quả càng cao.
Nguồn: Bs Trần Văn Năm (bstranvannam.blogspot.com)